Xem toàn bộ : LUẬT XÂY DỰNG
Điều 35. Dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây
dựng công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập dự án để xem xét, đánh
giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp quy định tại
khoản 3 và khoản 5 Điều này. Việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải
tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
2. Dự án đầu tư xây
dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư. Nội
dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với yêu cầu của từng
loại dự án.
3.
Những công trình xây dựng sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật:
a) Công trình sử
dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây
dựng quy mô nhỏ và các công trình khác do Chính phủ quy định.
4. Nội dung báo cáo
kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định tại khoản 3 Điều này bao
gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; quy
mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây
dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và
dự toán công trình.
5. Khi đầu tư xây
dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không phải lập dự án đầu
tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin
cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy định tại điểm d khoản 1
Điều 62 của Luật này.
Điều 36. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1.
Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây
dựng;
b) Có phương án
thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây
dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn phòng, chống cháy, nổ và
bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả
kinh tế - xã hội của dự án.
2. Đối với những
công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công
trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền
cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của
báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô
đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, xác định sơ
bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả
nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
3. Đối với dự án đầu
tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc phải bảo đảm các yêu
cầu quy định tại khoản 1 Điều này việc xác định chi phí xây dựng phải phù hợp
với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây
dựng công trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo
đảm kịp thời vốn đối ứng.
Điều 37. Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung dự án đầu
tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Phần thuyết minh
được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung
chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp
kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản
lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh
giá tác động môi trường;
2. Phần thiết kế cơ
sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm
thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước,
kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp
về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng
chủ yếu được sử dụng để xây dựng công trình.
Điều 38. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân
lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Tổ chức lập dự án
đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt
động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có điều kiện năng
lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình;
c) Có người đủ năng
lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu của dự
án đầu tư xây dựng công trình để đảm nhận chức danh chủ nhiệm lập dự án; cá
nhân tham gia lập dự án phải có năng lực hành nghề phù hợp với từng loại dự án
đầu tư xây dựng công trình.
2. Cá nhân hành nghề
độc lập lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Có đăng ký hoạt
động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành
nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định
phạm vi hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình của cá nhân hành nghề
độc lập.
Điều 39. Thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công
trình
1. Dự án đầu tư xây
dựng công trình trước khi quyết định đầu tư phải được thẩm định theo quy định
của Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính
phủ quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia
sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Chính phủ quy định thẩm
quyền quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại.
3. Tổ chức, cá nhân
thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây
dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường
hợp sau đây:
a) Do thiên tai,
địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu
tố đem lại hiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây
dựng thay đổi.
2. Nội dung điều
chỉnh của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được người quyết định đầu tư
cho phép và phải được thẩm định lại. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư
xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của
mình.
Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong
việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây
dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền
sau đây:
a) Được tự thực hiện
lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu
tư xây dựng công trình;
b) Đàm phán, ký kết,
giám sát thực hiện hợp đồng;
c) Yêu cầu các tổ
chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu
tư xây dựng công trình;
d) Đình chỉ thực
hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;
đ) Các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây
dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ
sau đây:
a) Thuê tư vấn lập
dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án
đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;
b) Xác định nội dung
nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Cung cấp thông
tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự
án đầu tư xây dựng công trình;
d) Tổ chức nghiệm
thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc
trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
đ) Thực hiện đúng
hợp đồng đã ký kết;
e) Lưu trữ hồ sơ dự
án đầu tư xây dựng công trình;
g) Bồi thường thiệt
hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo
đúng quy định và những hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây
ra;
h) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây
dựng công trình
1.
Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Yêu
cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự án đầu tư
xây dựng công trình;
b) Từ chối thực hiện
các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
c) Các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu tư vấn
lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được nhận lập
dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của
mình;
b) Thực hiện đúng
công việc theo hợp đồng đã ký kết;
c)
Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập;
d) Không được tiết
lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm
quyền;
đ) Bồi thường thiệt
hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các
giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do
lỗi của mình gây ra;
e) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Chi phí cho dự án
đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và quản lý để bảo đảm hiệu quả
của dự án.
2. Việc quản lý chi
phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứ
vào các định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định có liên quan khác do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các dự án đầu tư
xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác, chủ đầu tư và nhà thầu có thể
tham khảo các quy định tại khoản 2 Điều này để ký kết hợp đồng.
Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của người quyết
định đầu tư xây dựng công trình
1. Người quyết định
đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Không phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả;
b) Đình chỉ thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai
thực hiện khi thấy cần thiết;
c)
Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Người quyết định
đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thẩm
định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Kiểm tra việc
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình;
d) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình
1. Nội dung quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến
độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2. Căn cứ điều kiện
năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng
công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầu tư xây
dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầu tư xây
dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Khi áp dụng hình
thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại
điểm b khoản 2 Điều này, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công trình thành lập
Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án
được giao.
4. Chính phủ quy
định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét