Xem toàn bộ : LUẬT XÂY DỰNG
Điều 19. Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị
1. Trách nhiệm lập
nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị được quy định như sau:
a) Bộ Xây dựng lập
nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các khu công nghệ
cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý
kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan;
b) Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1,
loại 2, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm
định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3, Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng
cấp quyết định;
c)
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Uỷ ban nhân dân cấp huyện) lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng các đô thị
loại 4, loại 5 thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trình Hội đồng nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Hội đồng nhân dân cấp huyện) thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ
quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính
chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị
và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn năm năm,
mười năm và dự báo hướng phát triển của đô thị cho giai đoạn hai mươi năm;
b) Đối với quy hoạch
chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 2
Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ
lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu
cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
Điều 20. Nội dung quy hoạch chung xây dựng đô thị
1. Quy hoạch chung
xây dựng đô thị phải bảo đảm xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo
quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ
dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu
chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao
thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô
thị.
2. Quy hoạch chung
xây dựng đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải
tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy
hoạch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Trong trường hợp
quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại
những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
Điều 21. Thẩm quyền lập, phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị
1.
Bộ Xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị mới liên tỉnh, các
khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
sau khi có ý kiến của các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan.
2. Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1,
loại 2 trong phạm vi tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Bộ Xây
dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với đô thị loại 3,
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng và trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân
cấp huyện tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng các đô thị loại 4, loại 5, trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê
duyệt.
Điều 22. Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
đô thị
1. Quy hoạch chung
xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi định
hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Để thu hút đầu tư
các nguồn vốn xây dựng đô thị và các mục tiêu khác không làm thay đổi lớn đến
định hướng phát triển đô thị;
c) Các điều kiện về
địa lý, tự nhiên có biến động.
2. Người có thẩm
quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị thì phê
duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được
điều chỉnh.
Điều 23. Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
1. Uỷ ban nhân dân
cấp huyện có trách nhiệm lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị căn cứ
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý xây dựng, yêu cầu của
các chủ đầu tư xây dựng công trình và ý kiến của nhân dân trong khu vực quy
hoạch, nhưng không được trái với quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê
duyệt.
2. Nội dung nhiệm vụ
quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:
a) Yêu cầu diện tích
sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, thiết kế đồng
bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế;
b) Lập danh mục đề
xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch
cải tạo;
c) Những yêu cầu
khác đối với từng khu vực thiết kế.
Điều 24. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
1.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải bảo đảm các nội dung chính sau đây:
a) Xác định mặt
bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị;
b) Xác định chỉ giới
đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình hạ tầng kỹ thuật
trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị;
c) Các giải pháp
thiết kế về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo
đảm cảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên
quan;
d) Đối với các quy
hoạch chi tiết cải tạo đô thị phải đề xuất các phương án cải tạo các công trình
hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu
vực.
2. Quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị được lập trên bản đồ địa hình và bản đồ địa chính tỷ lệ
1/500 đến 1/2000 tuỳ theo nhiệm vụ quy hoạch đặt ra.
Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
1. Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại đặc biệt, loại 1,
loại 2 và loại 3.
2. Uỷ ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị loại 4 và loại 5.
Điều 26. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị
1. Quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung
xây dựng đô thị được điều chỉnh;
b) Cần khuyến khích,
thu hút đầu tư.
2. Người có thẩm
quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thì phê duyệt quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị đã được điều chỉnh.
3.
Việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị quy định tại điểm b khoản 1
Điều này phải lấy ý kiến của nhân dân trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây
dựng và không được làm thay đổi lớn đến cơ cấu quy hoạch chung xây dựng.
Điều 27. Thiết kế đô thị
1. Thiết kế đô thị
bao gồm những nội dung sau đây:
a) Trong quy hoạch
chung xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được không
gian kiến trúc công trình, cảnh quan của từng khu phố, của toàn bộ đô thị, xác định
được giới hạn chiều cao công trình của từng khu vực và của toàn
bộ đô thị;
b) Trong quy hoạch
chi tiết xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể
hiện được cốt xây dựng của mặt đường, vỉa hè, nền công trình và các tầng của
công trình, chiều cao công trình, kiến trúc mặt đứng, hình thức kiến trúc mái,
màu sắc công trình trên từng tuyến phố;
c) Thiết kế đô thị
phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, hài hoà
với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiết kế; tận dụng các yếu tố
mặt nước, cây xanh; bảo vệ di sản văn hoá, công trình di tích
lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh ban hành các quy định về quản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng
theo thiết kế đô thị được duyệt.
3. Chính phủ quy
định cụ thể về thiết kế đô thị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét