Đôi nét về kiến trúc MỸ
Một đóng góp rõ ràng của nước
Mỹ cho ngành kiến trúc là những tòa nhà chọc trời, với đường nét mạnh mẽ
và dày dạn của mình đã khiến chúng trở thành biểu tượng của sức mạnh tư
bản. Được tạo nên nhờ những kỹ thuật xây dựng mới và việc phát minh ra
thang máy, tòa nhà chọc trời đầu tiên xuất hiện ở Chicago vào năm 1884.
Trong những tòa tháp đẹp nhất buổi ban
đầu có nhiều tòa được thiết kế bởi Louis Sullivan (1856-1924), kiến trúc
sư hiện đại vĩ đại đầu tiên của Mỹ. Sinh viên tài năng nhất của ông là
Frank Lloyd Wright (1869-1959), người đã dành phần lớn sự nghiệp của
mình thiết kế những dinh thự tư nhân với đồ nội thất thích hợp và sử
dụng nhiều không gian mở. Tuy nhiên, một trong những tòa nhà nổi tiếng
nhất của ông lại là một tòa nhà công cộng: đó là Bảo tàng Guggenheim ở
Thành phố New York.
Những kiến trúc sư châu Âu di cư tới Hoa Kỳ trước Chiến tranh Thế giới
Thứ hai đã phát động cái mà sau này trở thành phong trào nổi trội trong
kiến trúc, đó là Phong cách Quốc tế. Có lẽ người có ảnh hưởng lớn nhất
trong số những người nhập cư này là Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969)
và Walter Gropius (1883-1969), cả hai đều là cựu giám đốc của trường
thiết kế nổi tiếng Bauhaus ở nước Đức. Dựa trên các dạng hình học, những
công trình theo phong cách của họ vừa được ngợi ca là những tượng đài
của đời sống doanh nghiệp ở Mỹ lại vừa bị chê trách là những “chiếc hộp
bằng kính”. Để đối lại, những kiến trúc sư trẻ hơn ở Mỹ như Michael
Graves (1945- ) đã loại bỏ cái vẻ chân phương hình hộp để thiên về những
tòa nhà “hậu hiện đại” (phản hiện đại) với những đường viền nổi bật và
trang trí đậm nét mang hơi hướng của những phong cách kiến trúc lịch sử.
Mặc dù
rộng lớn và có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng nhưng các kiến trúc
dưới đây đã phần nào đóng góp vào công cuộc đổi mới nước Mỹ.
Virginia State Capitol
Virginia State Capitol là công trình kiến trúc tiêu biểu của nước Mỹ do kiến trúc sư Thomas Jefferson thiết kế.
Thomas Jefferson không chỉ là kiến trúc
sư mà còn là một trong những người có công lớn khai sinh ra Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ. Ông đóng góp soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập 1776. Trong
chuyến đi công tác ở Pháp. Ông bị thu hút bởi trường phái kiến trúc lấy
cảm hứng từ đền đài Hy Lạp – La Mã, tiêu biểu là Maison Carrée. Khi trở
về, Thomas Jefferson làm việc cùng cộng sự Charles-Louis Clerisseau để
tạo nên bản vẽ Toà nhà Bang Virginia (Virginia State Capitol) dựa theo
hình ảnh của Maison Carrée.
Đây chính là công trình mở đầu cho phong cách Tân Cổ điển
(neoclassical design), để lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng đến hàng loạt
công trình quan trọng khác, đặc biệt là Toà nhà Quốc Hội Mỹ.
Trinity Church, Nhà thờ thiên chúa ba ngôi
Nhà thờ này đóng vai trò quan trọng
trong công cuộc du nhập trường phái kiến trúc Romanesque Trung đại đến
Hoa Kỳ. Người có công lao này là kiến trúc sư Henry Hobson Richardson.
Được biết Nhà thờ thiên chúa ba ngôi
được xây dựng năm 1877 trong bối cảnh sau nội chiến, nước Mỹ như một bức
tranh dang dở của những nhà thờ theo phong cách Georgian từ thực dân
Anh. Vì lẽ đó, nó trở thành công trình đầu tiên mang hơi thở mới, thổi
làn gió mới vào bức tranh toàn cảnh của nền kiến trúc nhà thờ của Mỹ.
Wainwright Building
Nói về công trình của mình, kiến trúc sư
Louis Sullivan tự hào cho rằng: Chính độ cao là điểm hấp dẫn nhất của
các toà nhà chọc trời. Từ nền móng cho đến đỉnh tháp, từng thiết kế phải
đồng điệu, hài hoà, thể hiện niềm tự hào kiêu hãnh về chiều cao mà công
trình đạt được.
Robie House
Highland Park Ford Plant
Vào năm 1908, Henry Ford ra mắt xe ôtô
Model T automobile và lập tức trở thành cơn sốt trên toàn nước Mỹ. Vì
thế, Henry Ford muốn xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi kiểu mới. Ông thuê
kiến trúc sư Albert Kahn và đặt yêu cầu mở rộng phân xưởng gấp ba lần
hiện tại.
Không phụ lòng mong đợi của hãng xe danh
tiếng, kiến trúc sư Albert Kahn sáng tạo ra khung thép cửa sổ công
nghiệp, gia tăng đáng kể ánh sáng và không khí cho nhà máy. Sau này, vào
năm 1920, Albert Kahn tiếp tục hỗ trợ Henry Ford xây dựng thêm một dây
chuyền sản xuất ở River Rouge. Nói cách khác, công trình này mở ra một
chương mới cho kiến trúc nhà máy công nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét