3.2 LẬP DỰ TOÁN GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH
Vốn đầu tư của DA là tổng số tiền chủ đầu tư dự trù bỏ ra để thực hiện DA. Lập dự toán để dự trù giá thành công trình và kinh phí đầu tư. Quá trình lập dự toán bao gồm một loạt các phép tính gần đúng bắt đầu từ khi lập DA cho đến giai đoạn thiết kế và thi công xây dựng.
Chủ đầu tư bắt đầu lập dự trù kinh phí đầu tư của DA trong báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư sau khi xác định được yêu cầu, mức độ ưu tiên và quy mô của DA. Như đã nêu ở chương 2, yêu cầu và quy mô của DA ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư của DA, do vậy hết sức phải cố gắng xác định được quy mô của DA một cách chính xác và chi tiết ngay từ lúc bắt đầu hình thành DA. Khả năng khống chế phát sinh và vượt dự toán có thể được cải tiến tiến đáng kể nếu như chủ đầu tư sớm được các chuyên gia thi công và thiết kế tư vấn và giúp đỡ.Các bên tham gia DA phải biết là dự toán được tính dựa vào các thông tin đã có về DA. Trong giai đợan ban đầu của DA, chủ nhiệm DA có nhiệm vụ kiểm tra và xác định được các hệ số điềuc hỉnh sử dụng trong bản dự toán.
Đơn vị chủ đầu tư phải lập dự toán để xác định đợc kinh phí đầu tư của toàn bộ DA, bao gồm cả chi phí thiết kế và thi công. Nếu như quy mô của DA không được xác định rõ ràng hay đơn vị chủ đầu tư không có khả năng chuyên môn tính dự toán, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị thiết kế chi tiết, cần phải có một khoảng dự phòng phí để có thể linh động giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế.
Đơn vị thiết kế phải dự trù chi phí thiết kế. Hơn nữa, đơn vị thiết kế còn có nhiệm vụ lập dự toán xây lắp cho các phương án thiết kế khác nhau để đánh giá mức độ thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư về DA. Phải lập dự toán trước khi hoàn tất hồ sơ hợp đồng. Trách nhiệm các bên thiết kế là khống chế chi phí thiết kế và xây lắp trong phạm vi kinh phí dự trù ban đầu của chủ đầu tư. Phải có sự phối hợp giữa các đơn vị thiết kế và chủ đầu tư, vì đôi khi quy mô của DA phải được điều chỉnh để phù hợp với tổng mức đầu tư đã được duyệt hay kinh phí đầu tư phải được điều chỉnh để thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư.
Độ chính xác phải được người lập dự toán ấn định trước khi dự toán dựa vào đánh giá của họ về giá trị thực của công trình. Dự phòng phí tối đa theo quy định của 10%. Nói về mức độ chính xác của DA, nên chia công trình ra làm hai nhóm: công trình dân dụng và công trình công nghiệp.
Công trình dân dụng có hai dạng dự toán: khái toán (dự toán sơ bộ) và dự toán chi tiết (dự toán do nhà thầu thi công lập). Mức độ chính xác của dự toán có thể khác nhau đáng kể, phụ thuộc vào thông tin đã có về DA.Khi chưa có thiết kế, nó có thể thay đổi từ +40% đến -20%.Sau khi có thiết kế sơ bộ, nó có thể dao động từ +25% đến -10%.Sau khi đã có thiết kế chi tiết, nó có thể thay đổi từ +10% đến -5%.Đối với các công trình dân dụng, nhà thầu thi công lập dự toán chi tiết để hoàn chỉnh hồ sơ hợp đồng trước khi đề nghị đợc giao thầu chính thức.Đối với chủ đầu tư và nhà thầu thi công, dự toán chi tiết rất quan trọng bởi vì nó nó thể hiện tổng số tiền bên chủ đầu tư phải thanh toán khi hoàn thành DA và là số tiền nhà thầu sẽ nhận được cho công việc thi công công trình. Đối với các công trình dân dụng cần có một bộ hồ sơ giao thầu hoàn chỉnh rõ ràng và không có đặc điểm bất thường; trong quá trình đấu thầu có thể dẫn đến sự khác biệt giữa hai giá thầu thấp nhất không quá 1%.
Đối với các công trình công nghiệp lớn như nhà máy hoá dầu, lập dự toán chính xác rất khó bởi vì có khoảng biến động lớn về số lượng và kích thước của các đường ống dẫn, dụng cụ, thiết bị và những bộ phận xử lý sản phẩm. Do tính chất phức tạp của công trình, dự toán được lập khi đang tiến hành thiết kế và đã có đủ thông tin về DA.
Dự toán xây lắp các công trình lớn thường được lập theo từng bước. Ví dụ, dự toán khả thi là dự toán đầu tiên do đơn vị chủ đầu tư lập và là một phần của nghiên cứu khả thi. Dự toán trong giai đợn này thường được xem là khái toán. Dự toán được lập theo đơn giá của những công trình tương tự đã hoàn thành, giá do nhà thầu thi công định hay bên giá của chủ đầu tư như đơn giá trên một sức ngựa, đơn giá trên một đơn vị thể tích hay đơn vị khối lượng của sản phẩm cuối cùng. Mức độ chính xác thường là –(+)50%.
Sau khi xác định được thiết bị chính và dây chuyền sản xuất, thì lập dự toán có xét đến thiết bị sử dụng.Bảng dự toán này sử dụng các hệ số liên quan đến thiết bị chính đã được định giá cho các đường ống dẫn, dụng cụ, hệ thống điện và các chi phí thi công khác. Mức độ chính xác ở giai đoạn này là –(+)35%.
Sau khi hoàn thành các bản vẽ chi tiết đường ống dẫn và dụng cụ, thì lập được dự toán gần chính xác. Tài liệu và số liệu để lập dự toán bao gồm sơ đồ bố trí và kích thước của thiết bị, dây chuyền sản xuất, bản vẽ chi tiết đường ống dẫn và dụng cụ, kích thước công trình và tiến độ thi công theo từng mốc thời gian. Mức độ chính xác thường là –(+)15%.
Bảng dự toán cuối cùng được lập khi đã hoàn chỉnh thiết kế kỹ thuật chi tiết và phần lớn các chi phí đã được xác định. Bảng dự toán này được lập dựa trên dây chuyền sản xuất, dây chuyền công nghệ, mặt bằng bố trí thiết bị, các bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, nước và điều hòa không khí. Bảng dự toán này được sử dụng như gói thầu cho các hạng mục, công trình trong kế hoạch dấu thầu được duyệt. Mức độ chính xác của nảng dự toán phải nhỏ hơn –(+)10%.
Xem toàn bộ sách Quản lý dự án xây dựng của tác giả Đỗ Thị Xuân Lan : xem ngay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét