Các loại nhà ở
1.1. Phân loại nhà ở theo yêu cầu quy hoạch
1.1.1.
Nhà ở đô thị
a. Là nhà ở được xây dựng trong các đô thị, hình thức tổ chức
nhà ở là theo dạng tập trung dân cư thành các khu ở (thường gọi là chung cư hoặc
nhà ở mặt phố), có hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị hoàn chỉnh như cấp, thoát
nước; cấp điện; cấp năng lượng; thông tin liên lạc; truyền thanh truyền hình; hệ
thống đường giao thông; môi trường và hệ thống các công trình dịch vụ-phục vụ
các nhu cầu về cuộc sống vật chất và văn hoá, tinh thần của con người.
Trong các đô thị, nhà ở chiếm một tỷ trọng lớn khối lượng xây dựng, cho
nên có thể nói bộ mặt kiến trúc của đô thị là do nhà ở quyết định.
Các loại nhà ở đô thị rất đa dạng và phức tạp. Nhà ở ít tầng (1-3 tầng), nhà ở có số tầng
trung bình (4-5 tầng),
nhà ở nhiều tầng từ (6-17
tầng), nhà cao tầng (> 18 tầng), nhà cao chọc trời hoặc nhà ở theo hình thức
tổ hợp (với nhiều chức năng trong một công trình).
b.
Nhà ở đô thị phải đáp ứng được các
yêu cầu sau
Đảm bảo được tiêu chuẩn diện tích cho từng bộ phận chức năng sinh hoạt
để có thể bố trí được đủ các trang thiết bị nội thất và các không gian thao tác
trong sinh hoạt với lối sống hiện tại, với những trang thiết bị hiện đại, kỹ
thuật cao của đồ gia dụng
Đảm bảo sự độc lập, khép kín cho từng căn hộ, đảm bảo sự độc lập tương
đối cho từng thành viên trong gia đình, đảm bảo sự nghĩ ngơi cho người lớn tuổi,
sự tế nhị kín đáo cho cha mẹ và đảm bảo sự giáo dục văn minh cho con cái ở lứa
tuổi thanh thiếu niên.
Đảm bảo những nội dung sinh hoạt trong căn hộ không tách biệt, không chồng
chéo về giao thông sử dụng; trật tự, vệ sinh, sạch đẹp cho nơi tiếp khách,
phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, nơi vệ sinh. Có thứ tự ưu tiên về điều kiện khí
hậu, ánh sang, thông thoáng tự nhiên.
Đảm bảo được thuần phong, mỹ tục,
đặc biệt là lối sống của người Á Đông rất quan tâm đến cửa ra vào, bàn thờ tổ
tiên, bếp,…
Cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh
công cộng, khí thải, rác thải,…
Công trình bền vững, tiết kiệm năng lượng và cũng phải đáp ứng được việc
thay đổi, hiệu chỉnh không gian căn hộ khi cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh
nghề nghiệp, sở thích riêng cho từng căn hộ.
1.1.2.
Nhà ở nông thôn
a.
Đặc điểm chung (hình 25)
Nhà ở nông thôn mang những nét đặc trưng về tổ chức không gian, cấu
trúc hình khối, bố cục tổng thể,
tạo nên bản sắc của kiến trúc vùng dân cư nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đây là loại hình nhà ở gia đình dành riêng cho những người lao động
nông nghiệp, nó thường phải gắn liền với đồng ruộng - nơi sản xuất chủ yếu của gia đình người nông dân.
Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, thường gặp ở các quần cư nông nghiệp, ở các làng
xóm tiểu nông ngày xưa.
Mỗi gia đình tiểu nông thường sống trên một khuôn viên độc lập khép
kín, được tổ chức với kiến trúc 1-2 tầng là chủ yếu gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như nhà ở chính, nhà
ngang, chuồng
trại quây quanh một không gian thoáng, nhiều nắng, đó là sân phơi. Quần thể kiến trúc nhỏ này được cây
xanh, thảm nước vây quanh che chở tạo nên một cuộc sống phù hợp với một gia đình nông nghiệp lúa nước,
có thể vừa sinh hoạt, vừa sản xuất; sống hài hoà với thiên nhiên.
- Mỗi gia đình nông dân Việt Nam thường vẫn tổ chức cuộc sống
trên một lô đất riêng có diện tích khoảng một sào (360m2). Trong đó có những gia đình bình dị với giếng, ao, sân vườn
có rào dậu bao quanh. Nhà ở nông thôn ngày xưa là một đơn vị vừa ở, vừa làm
kinh tế trên quy mô gia đình (đơn vị cân bằng sinh thái). Nguên liệu xây dựng
là từ các vật liệu đơn sơ, nhẹ, dễ kiếm của địa phương, lấy từ đất đá và thảo mộc
như gỗ, tre, rơm rạ, đất, đá ong, đá hộc... Kỹ thuật xây dựng cũng rất đơn giản
mà từng người nông dân có thể tham gia trực tiếp xây dựng nhà ở của mình. Từ
cách sắp xếp không gian ở chính phụ, tổ chức sân vườn, cổng, ngõ, ao cá, bố trí
chuồng gia súc, gia cầm đến kinh nghiệm khai thác, bảo vệ chúng đều nói lên một
mẫu hình cuộc sống cần cù, năng động có sự hài hoà cao độ giữa con người với
thiên nhiên: nhiều dạng tổ chức không gian kiến trúc khá độc đáo, thích nghi với cuộc sống tranh
thủ thời gian,
hướng ra bên ngoài là chính gồm không gian khép kín (các buồng phòng) không
gian nửa kín (hiên, thềm, giàn cây...), không gian hở (sân, ngõ, cầu, ao, giếng nước...).
- Trong cách phân bố các không gian ở của nhà nông thôn thì
nơi ở chính chiếm vị trí quan trọng nhất, ở chỗ cao nhất của khu đất, được sử dụng
làm nơi thờ cúng và sinh hoạt chính. Cái sân phơi trước nhà chính đã nói lên đặc
điểm riêng độc đáo của nhà ở dân gian Việt
Nam và mang tác dụng rõ rệt: nơi tiến hành sản xuất, chỗ phơi phóng, không gian
tạo thoáng mát vệ sinh cho ngôi nhà chính. Ao cá thường ở chỗ thấp nhất, phía đầu
gió, trước nhà. Các công trình phụ như bếp,
nơi vệ sinh, nơi tiến hành nghề phụ... thì được tổ hợp quanh công trình chính.
Ôm lấy sân phơi rộng theo nguyên tắc coi sân coi sân là bố cục không gian sinh hoạt gia đình. Các công trình chính, phụ đều
cố gắng ẩn mình trong vòm cây xanh của cây lấy gỗ và cây ăn quả trong vườn nhà
với mục đích vừa che chở vừa bảo vệ ngôi nhà chính chống đỡ gió bão, lũ quét vừa
cải tạo điều kiện khí hậu, tận hưởng không khí trong lành
(hình 26)
- Tuy vậy ngôi nhà ở nông thôn truyền thống Việt Nam còn mang
đậm một số hạn chế về chất lượng công năng, kỹ thuật xây dựng điều kiện vệ sinh
môi trường. Muốn có một nền kiến trúc nông thôn mới thì chúng ta cần phải phấn
đấu để có những mẫu nhà mới, phù hợp với nếp sống của thời đại mới, vật liệu kỹ
thuật mới, mô hình văn hoá mới.
- Nhà ở nông thôn là nhà ở được xây dựng ở các vùng nông thôn
có đất đai xây dựng rộng rải, mật độ xây dựng thấp. Nhà ở nông thôn chủ yếu là
nhà ở nhỏ, ít tầng, xây dựng đơn giản và xây dựng theo phương pháp truyền thống.
Tuỳ theo vùng khí hậu, địa hình, tập quán xây dựng và vật liệu xây dựng địa
phương mà nhà ở nông thôn chia thành các loại như sau
+ Nhà ở
nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ thường có kết cấu chịu lực bằng vật liệu gỗ, hệ mái lợp bằng ngói đất nung. Ngôi nhà
được tạo dựng để có khả năng chịu được gió bão và những tác động khác của môi
trường khí hậu (cái rét vào mùa đông, cái nóng vào mùa hè).
+ Nhà ở
nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu nhà đơn giản, mái lợp lá, ít
khả năng chống bão lụt.
+ Nhà ở
nông thôn vùng đồng bằng Trung
trung bộ sử dụng kết cấu chịu lực bằng vật liệu gỗ, gạch, đá, mái lợp ngói hoặc
tôn,.... có khả năng chịu gió bão nắng nóng.
+ Nhà ở
Trung du và miền núi phía bắc với hình
thức nhà sàn là phổ biến, kết cấu bao che chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tranh,
tre, nứa, lá.
+ Nhà ở
nông thôn vùng miền núi Trung bộ Tây nguyên sử dụng kết cấu chịu lực bằng gỗ và các vật liệu địa phương.
+ Nhà ở nông thôn miền
ven biển sử dụng kết
cấu khung cột có khả năng chịu gió bão ngập lụt.
- Ngoài các loại nhà ở
chính nói trên, còn có các loại nhà ở xây dựng ở các vùng ven đô thị, các thị
trấn , thị tứ, ven các trục lộ giao thông, nhà ở thuộc loại đất giản dân,...
b.
Yêu cầu quy hoạch
-
Bố cục mở, phân tán.
-
Nhà thấp tầng từ 1-2 tầng, mặt trước
nhà thoáng.
-
Cây xanh bao bọc quanh nhà
-
Không gian lớn, có thể ngăn chia
linh hoạt
-
Chuyển hoá không gian giữa trong -
ngoài nhà
-
Sử dụng không gian đệm như một phần
của nhà.
-
Không có sự tách biệt quá lớn giữa
các không gian chức năng
-
Không gian trong nhà có thể phát triển
mở rộng ra sân vườn.
-
Có sự liên hệ giữa không gian ở và
chăn nuôi chuồng trại
-
Vật liệu xây dựng địa phương (tre, gỗ,
gạch, đa). Kết cấu đơn giản
0 nhận xét:
Đăng nhận xét