Thiết kế kiến trúc nhà ở : Các yêu cầu tâm lý, sinh học của không gian ở

Những vấn đề cơ bản trong thiết kế kiến trúc nhà

4.2.    Các yêu cầu tâm lý, sinh học của không gian ở
4.2.1    Các yêu cầu khi thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của con người
a.    Vì nhà ở là một không gian kiến trúc phục vụ độc lập theo sở thích cho sinh hoạt từng gia đình, vì vậy tổ chức không gian cần phải đảm bảo tính chất hài hoà của quan hệ dây chuyền vừa chặt chẽ, khép kín, đáp ứng được tính hợp lý công năng, bảo đảm cho mọi sinh hoạt, vừa có tính độc lập đồng thời phải thoả mãn tính thẩm mỹ đáp ứng thị hiếu gia chủ.
b.    Vì đây là nơi nghỉ ngơi tổ ấm của con người sau một ngày làm việc mệt mỏi, vất vả ngoài xã hội, nên ngôi nhà cần phải bảo đảm các yêu cầu sau
-    Bảo đảm sự kín đáo, riêng tư cho sinh hoạt gia đình, cho từng thành viên của nó.
-    Bảo đảm sự an toàn, chống được mọi sự xâm nhập quá dễ dàng của người lạ và chống được tác động xấu của khí hậu (nóng, lạnh, quá nhiều gió, mưa tạt...) của sự bất trắc (các tình thế nguy hiểm).
-    Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường. phòng cần thông thoáng, không quá nhiều đồ đạc, có không khí tươi, có gió trời, ánh nắng... và độ ồn thích hợp.
-    Nhà ở còn đòi hỏi phải có đủ điều kiện về môi trường trong lành, vệ sinh để con người với tư cách là một sinh vật có thể phát triển lành mạnh, hài hoà.
-    Phải đủ lượng tối thiểu không khí trong lành bảo đảm con người hoạt động hay nghỉ ngơi bình thường, an toàn cho sức khoẻ.
4.2.2    Các chỉ tiêu về điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu của con người
a.    Nhu cầu của người
-    Khi ngủ cần 0,012m3 khí oxy (O2)/h, thải ra 0,0153 khê cabonic (CO2)/h
-    Khi lao động cần 0,03m3 khí oxy(O2)/h, thải ra 0,04 khí cabonic (CO2)/h, 58g hơi nước/h
-    Khi nghỉ ngơi cần 0,015m3 khí oxy(O2)/h, thải ra 0,0167 khí cabonic (CO2)/h, 400g hơi nước/h
-    Do đó phòng ngủ cá nhân phải có đủ không khí tươi để có thể sử dụng bình thường nếu như đóng cửa. Nếu ở điều kiện phòng kín tuyệt đối, không gian phòng tối thiểu cần bảo đảm một khối tích không khí
-    Người lớn cần 32m3  không khí
-    Trẻ con cần 15m3  không khí
b.    Chỉ tiêu về phòng ở
-    Do các cửa đi, cửa sổ không tuyệt đối kín nên chỉ tiêu có thể giảm còn 24m³ (người lớn) và 12m3 (trẻ con).
-    Vì chiều cao của phòng ngủ xấp xỉ bằng 2500mm là kinh tế. Suy ra diện tích của phòng ngủ cá nhân tối thiểu cần lớn hơn hoặc bằng 6m2 (theo TCVN) hay 9m2 (Tiêu chuẩn nhiều nước).
-    Phòng ngủ phải được che nắng chống chói, có nhiệt độ thích nghi để tạo điều kiện bốc hơi toả nhiệt ở da người thuận lợi gây cảm giác mát mẻ, phải có ánh sáng mặt trời để diệt trùng; phòng còn phải thông thoáng gió tự nhiên, chống được khhí độc làm ô nhiễm không khí trong phòng. Người lớn 1 giờ thải ra một lượng hơi nước 40g (ngủ) 58g (lao động) và 32g (nghỉ ngơi) và lượng than khí (CO2) đáng kể, do đó không khí trong phòng cần được luôn luôn đổi mới.
-    Ngoài ra, để phát triển tâm sinh lý con người một cách tốt nhất thì không gian kiến trúc cũng cần phải bảo đảm không tạo ra ức chế căng thẳng thần kinh và tâm lý khó chịu
-    Ví dụ độ cao của phòng vừa phải từ 2800-3800mm là tốt nhất.
-    Phòng nên có cửa sổ, ban công, lôgia để con người tiếp cận được với thiên nhiên một cách dễ dàng và trực tiếp.
-    Màu sắc không gian phòng cần tươi vui đem lại tâm lý hoặc sảng khoái sống động cho con người hoạt động, hoặc êm dịu để tạo tâm lý yên ổn, thư giãn khi họ muốn mơ mộng, nghỉ ngơi, tìm giấc ngủ sâu...
c.    Tóm lại
-    Gia đình là tế bào của xã hội, các tế bào gia đình lại vốn rất đa dạng và phong  phú. Vì thế khi thiết kế nhà ở cần đáp ứng được tính đa dạng của cá nhân và gia đình trên nguyên tắc cố gắng để từng căn hộ gia đình đáp ứng được đặc thù về nghề nghiệp, quy mô, sở thích. Do đó, việc nghiên cứu nhân khẩu,về cấu trúc gia đình, về đặc điểm nghề nghiệp, thu nhập kinh tế của họ cũng như tâm tư, nguyện vọng của từng tầng lớp, từng  lứa tuổi chủ hộ cần được phản ánh bằng sự đa dạng, phong phú trong các kiểu nhà ở.
-    Các đặc thù về văn hoá lối sống, tập quán, phong tục... cũng cần được kế thừa, phát triển và phản ánh rõ nét trong những căn nhà mới hiện đại. Ngoài những nhu cầu về độc lập khéo kín cần quan tâm đến phong tào giao lưu, những mối quan hệ cộng đồng,  tạo điều kiện để gia đình hoà nhập tốt với xã hội, đó cũng là nét truyền thống đẹp trong đời sống gia đình người Việt Nam.
-    Các hoạt động công năng và yêu cầu tâm sinh lý của con người trong nhà ở như đã trình bày ở trên cần được tập hợp phân khu theo tính chất hoạt động và có thể phân  biệt như sau
+ Hoạt động mang tính “đối ngoại” và tập thể, phòng tiếp khách, nơi gặp mặt các người thân, họ hàng, bạn bè, khi gia đình có hiếu hỷ, giỗ chạp...
+ Hoạt động mang tính cá nhân: phòng ngủ cha mẹ, con cái, chỗ làm việc, học tập nghiên cứu...(xí tắm riêng cho rừng phòng ở).
+ Hoạt động mang tính tập thể (đối nội) phục vụ chung cho mọi thành viên như  bếp, phòng ăn, phòng sum họp, nơi thờ cúng, tắm dùng chung cho từng gia đình.
+ Hoạt động kinh tế tại nơi ở:cửa hàng, xưởng gia công, nơi làm nghề mỹ nghệ thủ công nghiệp... vừa đối nội vừa đối ngoại.
 
Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét