Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư: CHƢƠNG III ĐOÀN KIẾN TRÚC SƯ






Mục I: Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam


Điều 24 : Tổ chức xã hội nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề toàn quốc
1.     Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề toàn quốc là Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam.
2.     Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng Bộ trƣởng Bộ Nội vụ.
3.     Đoàn KTS Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi cả nước, đại diện cho các kiến trúc sư hành nghề, Đoàn Kiến trúc sư cơ sở của các khu vực, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác.
Thành viên của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam là các Đoàn KTS cơ sở của khu vực và các kiến trúc sư hành nghề. Các kiến trúc sư hành nghề tham gia Đoàn KTS Việt Nam thông qua các Đoàn KTS cơ sở của các khu vực trong toàn quốc.
4.     Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam có Điều lệ, quyền nghĩa vụ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam do Điều lệ Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam quy định.


Điều 25 : Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn KTS Việt Nam

1.     Đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các KTS hành  nghề, các Đoàn KTS cơ sở trong cả nước.
2.     Ban hành giám sát việc tuân thủ theo quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp kiến trúc sư.
3.     Phối hợp với Bộ Xây dựng, Hội KTS Việt Nam trong việc  ban hành Quy chế tập sự hành nghề KTS, đào tạo nghề KTS.
4.     Phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt nam tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho KTS.
5.     Tổng kết kinh nghiệm hành nghề KTS trong cả nước.


6.     Quy định việc miễn, giảm thù lao, trợ cấp tƣ vấn của kiến trúc sư hành nghề, việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thù lao, chi phí của kiến trúc sư hành nghề.
7.     Quy định phí tập sự hành nghề KTS, phí gia nhập Đoàn Kiến trúc sư, phí thành viên, phí đào tạo hành nghề kiến trúc sư.
8.     Xây dựng định mức chi phí tƣ vấn chế độ thù lao trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
9.     Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
10.              Tập hợp, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của KTS.
11.              Tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nghiên cứu khoa học về quy hoạch, kiến túc xây dựng.
12.              Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về hoạt động hành nghề kiến trúc sư.
13.              Gửi Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam các Nghị quyết, quyết định của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu.
14.              Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ Đoàn Kiến trúc sư  Việt Nam.

Điều 26: Các cơ quan của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam.

1.     Các cơ quan của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam do Điều lệ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam quy định, được Đại hội đại biểu kiến trúc sư hành nghề thông qua.
2.     Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam do Điều lệ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam quy định.

Điều 27 : Điều lệ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam

1.     Căn cứ quy định của Luật này và pháp luật về Hội, đại hội đại biểu kiến trúc sư hành nghề toàn quốc thông qua Điều lệ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam.
2.     Điều lệ của Đoàn KTS Việt Nam gồm :
a.     Tôn chỉ, mục đích biểu tượng của Đoàn KTS Việt Nam.
b.     Quyền, nghĩa vụ của thành viên của Đoàn KTS Việt Nam.
c.      Thủ tục gia nhập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, rút tên khỏi danh sách kiến trúc sư hành nghề của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, chuyển Đoàn Kiến trúc của kiến trúc hành nghề.


d.     Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan của Đoàn KTS Việt Nam, Đoàn KTS cơ sở, mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn Kiến trúc sư cơ  sở trong việc quản KTS hành nghề tổ chức hành nghề KTS.
e.      Cơ cấu, số lƣợng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, Đoàn Kiến trúc sư cơ sở, mối quan hệ trong việc quản lý KTS tổ chức hành nghề KTS.
f.       Phí tập sự hành nghề KTS, phí gia nhập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, phí thành viên.
g.     Tài chính của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam.
h.     Quan hệ với Hội Kiến trúc sư Việt Nam, với cơ quan, tổ chức  khác.

3.     Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày Điều lệ được thông qua, Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam phải gửi Điều lệ của Đoàn KTS Việt Nam tới Bộ Xây dựng. Trong thời hạn ba mƣơi ngày kể từ ngày nhận được Điều lệ của Đoàn KTS Việt Nam, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ phải có văn bản phê chuẩn và giao cho Đoàn KTS Việt Nam ban hành. Hiệu lực của Điều lệ Đoàn KTS Việt Nam kể từ ngày ban hành.
Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét