Xem toàn bộ : LUẬT XÂY DỰNG
Điều 11. Quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây
dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo.
Quy hoạch xây dựng được lập cho năm năm, mười năm và định hướng phát triển lâu
dài. Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét điều chỉnh để phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Việc điều chỉnh quy
hoạch xây dựng phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch xây dựng trước đã
lập và phê duyệt.
2. Nhà nước bảo đảm
vốn ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn khác cho công
tác lập quy hoạch xây dựng. Vốn ngân sách nhà nước được cân đối trong kế hoạch
hàng năm để lập quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng
không thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung theo hình thức kinh
doanh.
3. Uỷ ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng trong địa giới hành chính
do mình quản lý theo phân cấp, làm cơ sở quản lý các hoạt động xây dựng, triển
khai các dự án đầu tư xây dựng và xây dựng công trình.
4. Trong trường hợp
Uỷ ban nhân dân các cấp không đủ điều kiện năng lực thực hiện lập nhiệm vụ quy
hoạch xây dựng, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng, phê duyệt quy hoạch xây
dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực
hiện.
5. Mọi tổ chức, cá
nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 12. Phân loại quy hoạch xây dựng
1. Quy hoạch xây
dựng được phân thành ba loại sau đây:
a) Quy hoạch xây
dựng vùng;
b) Quy hoạch xây
dựng đô thị, bao gồm quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch chi tiết xây
dựng đô thị;
c) Quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn.
2. Chính phủ quy
định trình tự lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và tỷ lệ các loại bản đồ, đơn giá
lập đối với từng loại quy hoạch xây dựng.
Điều 13. Yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng
phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
1. Phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành
khác, quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy
hoạch chung xây dựng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo ra động
lực phát triển kinh tế - xã hội;
2. Tổ chức, sắp xếp
không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch
sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng
giai đoạn phát triển;
3. Tạo lập được môi
trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững; thoả mãn các nhu cầu vật chất và
tinh thần ngày càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, bảo
tồn di tích lịch sử - văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản
sắc văn hoá dân tộc;
4. Xác lập được cơ
sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý,
khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông
thôn.
Điều 14. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thiết kế quy hoạch xây
dựng
1.
Tổ chức thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt
động thiết kế quy hoạch xây dựng;
b)
Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp;
c)
Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế
chuyên ngành thuộc đồ án quy hoạch xây dựng phải có năng lực hành nghề xây dựng
và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với từng loại quy hoạch xây dựng.
2. Cá nhân hành nghề
độc lập thiết kế quy hoạch xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a)
Có năng lực hành nghề, có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch
xây dựng;
b) Có đăng ký hoạt
động thiết kế quy hoạch xây dựng.
Chính phủ quy định
phạm vi hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng của cá nhân hành nghề độc lập
thiết kế quy hoạch xây dựng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét