Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư: Mục II: Tổ chức hành nghề kiến trúc sư


Điều 39: Hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc sư:
1.     Tổ chức hành nghề KTS bao gồm :
a.     Công ty tƣ vấn về kiến trúc, quy hoạch thiết kế xây dựng (gọi chung là công ty tƣ vấn).
b.     Văn phòng KTS.
2.     Tổ chức hành nghề KTS được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 40: Công ty tƣ vấn

1.     Công ty tƣ vấn bao gồm công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
2.     Việc thành lập công ty tƣ vấn việc đăng ký hoạt động của công ty và các hoạt động khác của công ty theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp.

Điều 41: Văn phòng Kiến trúc sư

1.     Văn phòng Kiến trúc sư do một kiến trúc sư hành nghề thành lập được tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nhân.
Kiến trúc sư hành nghề thành lập Văn phòng KTS là Giám đốc Văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Giám đốc Văn phòng là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng.


2.     Tên văn phòng KTS do kiến trúc sư hành nghề lựa chọn theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Kiến trúc sư” không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 42:  Quyền của tổ chức hành nghề kiến trúc sư

1.     Thực hiện dịch vụ vấn thiết kế trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng xây dựng theo yêu cầu của khách hàng.
2.     Nhận thù lao từ khách hàng.
3.     Thuê kiến trúc sư hành nghề trong nước, kiến trúc sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề kiến trúc sư.
4.     Hợp tác với tổ chức hành nghề KTS nước ngoài.
5.     Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
6.     Đặt sở hành nghề nước ngoài.
7.     Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 43: Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề kiến trúc sư

1.     Hoạt động đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
2.     Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
3.     Tạo điều kiện cho kiến trúc sư hành nghề của tổ chức mình thực hiện dịch vụ vấn miễn phí.
4.     Bồi thường thiệt hại do lỗi kiến trúc sư hành nghề của tổ chức gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện dịch vụ vấn.
5.     Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư hành nghề của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
6.     Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
7.     Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.

8.     Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này quy định khác của pháp luật có liên quan.
Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét