Toàn bộ : Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư
1.1. Ban hành Luật Hành nghề kiến trúc sư trƣớc hết là nhằm thực hiện đường lối, chủ trƣơng
của Đảng, Nhà nước và định hướng của Chính phủ.
Kiến trúc là một biểu hiện của nền văn hóa. Sự sáng tạo kiến trúc, chất lƣợng
các công trình xây dựng, sự hòa nhập
chung với môi trƣờng chung quanh, sự
tôn trọng cảnh quan thiên nhiên hoặc đô thị, điểm dân cƣ nông thôn cũng như di sản đều có lợi ích công cộng.
Bất kể một quốc gia nào, từ xƣa đến nay đều phải xây dựng một nền kiến
trúc riêng. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, kiến trúc luôn là sự phản ánh trung
thành sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học và các giá trị
văn hóa nghệ thuật, tinh thần của dân tộc. Chính vì vậy, xây dựng nên một nền
kiến trúc không chỉ là công việc của các kiến trúc sư, mà còn là sự nghiệp của
toàn dân, do dân, vì dân và là mối quan tâm sâu sắc của Nhà nước, của các nhà
lãnh đạo của mỗi quốc gia và toàn xã hội.
Ở nước ta, từ trƣớc đến nay, Đảng, Nhà nước, Bác Hồ cũng như các nhà lãnh
đạo đã rất coi trọng sự nghiệp xây dựng nền Kiến trúc Việt Nam hiện đại, giầu
bản sắc dân tộc, trong đó có nhiệm vụ đào tạo, xây dựng nền kiến trúc nước nhà
ngang tầm với các nền kiến trúc tiến bộ trên thế giới.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V
của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XI
là tiền đề để khắc phục những
tồn tại yếu kém trong việc xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam theo đường
lối chủ trƣơng của Đảng.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng Khóa VIII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phải “Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc”
và “Ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng
cao chất lƣợng và hiệu quả quy hoạch,
năng lực thiết kế xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Tăng cƣờng quản lý nhà nước về quy hoạch,
kiến trúc và xây dựng”, đồng thời
“Chú trọng thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam trong các công trình xây dựng, kiến trúc mới”. Thực hiện các đường lối chủ trƣơng
trên, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng “Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam
đến năm 2020” và Định hướng này đã được
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/09/2002, trong đó xác
định “Hoàn thiện cơ chế hành nghề kiến trúc sư trên cơ sở
thực hiện nghiêm ngặt chế độ Kiến trúc
sư đăng ký; quy định đạo đức người đăng
ký, năng lực nghề nghiệp xin đăng ký, trình tự, thủ tục đăng ký, quy định chế độ
hành nghề kiến
trúc sư; cho phép kết hợp tƣ cách đơn vị thiết kế và tƣ cách cá nhân kiến trúc sư
đăng ký”.
Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, đường lối của Đảng, Nhà nước và định hướng
trên, việc ban hành Luật hành nghề Kiến trúc sư là một biện pháp tốt nhất góp
phần xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam xứng tầm trong thế kỷ XXI.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét