Toàn bộ : Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư
1.1. Nghề thiết kế kiến trúc là một trong các nghề đặc thù có tác động trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng và góp phần phát triển nền văn hóa dân tộc – Luật Hành nghề Kiến trúc sư là cơ sở để kiểm soát chặt chẽ hành nghề Kiến trúc sư nhằm phục vụ việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, toàn xã hội và đất nước.
Mỗi quốc gia, Nhà nước chỉ tập
trung kiểm soát việc hành nghề nghiêm ngặt đối với một số nghề nhạy cảm đặc thù có ảnh
hƣởng trực tiếp đến con người, sự
nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội và đất nước. Nghề kiến trúc là
một trong số các nghề đó.
Nghề kiến trúc có nhiệm vụ rất vinh quang, có nhiệm vụ thiết kế chỗ ở,
sáng tạo ra những công trình kiến trúc (ngôi nhà, đô thị, khu dân cƣ nông thôn,
các vùng lãnh thổ...), góp phần tạo lập môi trƣờng sống tiện nghi, mỹ quan và
bền vững, cũng như thỏa mãn tối đa các nhu cầu sống, làm việc, nghỉ ngơi, giải
trí, đi lại của con người và toàn xã hội.
Tạo lập một môi
trƣờng sống chất lƣợng tốt rất tốn kém,
có ảnh hƣởng đến vận mệnh, tƣơng lai của từng gia đình và đất nước. Nhiệm vụ của các kiến trúc sư là người có trách nhiệm đƣa ra các ý tƣởng, giải pháp đúng, sáng tạo có
sức thuyết phục cho các chủ đầu tƣ (khách hàng) và người quản lý, đảm bảo tính
tƣ tƣởng, công năng, mỹ quan, tiện nghi,
kinh tế và bền vững của công trình kiến trúc.
Muốn làm được điều này, các kiến trúc sư phải được đào tạo bài bản theo một chế độ, lộ trình nghiêm ngặt và việc hành nghề Kiến trúc sư phải được tổ chức quản lý, kiểm soát rất chặt chẽ. Có làm như vậy thì lợi
ích của khách hàng và xã hội mới được đảm bảo.
Nói một cách khác, Luật Kiến trúc sư trƣớc hết nhằm nâng cao điều kiện năng lực
hành nghề của Kiến trúc sư để có thể
cung cấp các dịch vụ tốt nhất, nhằm bảo vệ lợi
ích chính đáng của nhân dân và của toàn xã hội về
sự nghiệp hiện đại hóa của đất nước.
1.2. Muốn xây dựng một nền kiến trúc tiên tiến, trƣớc hết phải có đội ngũ kiến trúc sư hành nghề đủ tiêu chuẩn, điều kiện năng lực; được đào tạo và đào tạo thường xuyên và phải tổ chức hành nghề một cách có quy củ và có hệ thống. Luật hành nghề Kiến trúc sư là cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ này.
Nền Kiến trúc Việt Nam đã được
hình thành và phát triển từ lâu đời,
để lại nhiều di sản văn hóa lịch sử
có ý nghĩa không chỉ đối với mỗi vùng,
miền, mà cả quốc gia, có tầm ảnh
hƣởng đến khu vực và quốc
tế.
Nền kiến trúc Việt Nam được đánh dấu bằng mốc lịch sử quan trọng từ những năm 30 của thế kỷ XX với sự xuất hiện của một số kiến trúc sư người
Việt Nam, sự tham gia hành nghề của một số tổ
chức, cá nhân kiến trúc sư hành nghề nước ngoài.
Ở khu vực phía Nam, trƣớc năm
1975 đã có Kiến trúc sư Đoàn là
Nghiệp đoàn đầu tiên của Việt Nam dành cho các kiến trúc sư hành nghề và đã từng hoạt động trong một thời gian khá dài.
Hiện nay, đội ngũ kiến trúc sư
của Việt Nam đã lên đến gần 20.000 người,
với gần 30 cơ sở đào tạo. Ngoài ra, nhiều kiến trúc sư, cử nhân kiến
trúc tốt nghiệp ở nước ngoài trở về bổ
sung cho lực lƣợng kiến trúc sư ngày càng lớn hơn mỗi năm.
Tuy vậy, lực lƣợng kiến trúc sư
đông nhưng không mạnh, một phần là
do chất lƣợng đào tạo kiến trúc sư tại nhiều cơ sở còn quá kém, phần
khác là do không có môi trƣờng hành
nghề phù hợp. Do đó, đến nay nước
ta vẫn chƣa có được những kiến trúc sư
có tài, có tầm làm trụ cột trong sự
nghiệp xây dựng nền kiến trúc vùng,
miền, quốc gia. Trong hoạt động hành nghề, một
bộ phận kiến trúc sư không có
đạo đức nghề nghiệp. Do không được đào
tạo lại thường xuyên một cách có hệ
thống, nhiều kiến trúc sư hành nghề còn thiếu
kiến thức, kỹ năng và thái độ phục vụ. Điều
này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục
vụ và
sáng tạo. Một khi lực lƣợng kiến trúc sư cả nước không được tập hợp thì khó có thể phát huy hết vai trò, trách nhiệm và sức mạnh tổng hợp
trong việc thực hiện các nhiệm vụ to
lớn là xây dựng nền kiến trúc tiên tiến của
nước nhà mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Luật hành nghề Kiến trúc sư được ban
hành sẽ góp phần tăng cƣờng
hơn nữa vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc đƣa ra điều kiện năng lực của kiến
trúc sư hành nghề, sắp xếp lại các
cơ sở đào tạo và đào tạo lại các kiến
trúc sư, triển khai đăng ký hành nghề kiến trúc sư trong nước và kiến trúc sư
nước ngoài; sắp xếp lại các tổ chức hành nghề kiến trúc sư, hình thành
hệ thống tổ chức xã hội nghề nghiệp của kiến trúc sư; tạo điều kiện hành nghề gắn với việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm kiến trúc và Quy chế sửa đổi
thiết kế kiến trúc và công trình kiến
trúc, xử lý vi phạm hành nghề Kiến trúc sư và quản lý hành nghề Kiến trúc
sư...
1.3. Đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề kiến trúc sư nhưng chƣa thỏa đáng và công tác quản lý, hành nghề kiến trúc sư ở Việt Nam vẫn còn rất bất cập. Luật hành nghề kiến trúc sư ban hành sẽ khắc phục được tồn tại, yếu kém này.
Ngày 16/4/1993, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 91/BXD-DT về
việc ban hành Quy chế hành nghề Kiến trúc sư, trong đó đã có quy định yêu cầu
đối với việc hành nghề kiến trúc sư, việc xét, cấp chứng chỉ hành nghề kiến
trúc sư, nghĩa vụ, quyền hạn và xử lý vi phạm trong hành nghề Kiến trúc sư.
Ngày 25/8/1993, Bộ trƣởng
Bộ Xây dựng có Thông tƣ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký và cấp chứng chỉ
hành nghề Kiến trúc sư.
Ngày 17/4/1993, Bộ trƣởng Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 92/BXD/GĐ ban
hành quy chế khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế công
trình xây dựng.
Các văn bản trên bƣớc đầu đã đi vào cuộc sống và có tác dụng nhất định
đối với công tác quản lý Nhà nước
về hành nghề kiến trúc sư trong suốt
giai đoạn từ năm 1993 – 2003.
Năm 2003, Luật Xây dựng đã được Quốc hội ban hành và được sửa đổi vào năm 2009. Luật Quy
hoạch đô thị được Quốc hội ban hành
năm 2009. Một trong ba trụ cột lớn của các Luật trên là quy định điều kiện
năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề trong hoạt động xây dựng và thiết kế quy hoạch đô thị. Các quy định
của Quốc hội tại các Luật trên đã được Chính phủ quy định chi tiết
trong Nghị định số 12/02/2009 về quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và Nghị định số 37/2010/ND-CP ngày
07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch.
Việc ban hành Luật Xây dựng và các văn bản thi hành Luật của Chính phủ
từ năm 2003 đến nay đã tạo
bƣớc chuyển quan trọng trong công tác quản lý hành nghề xây dựng, trong đó có hành nghề Kiến trúc sư của Việt Nam.
Đến nay, Nhà nước đã ban hành khoảng 50 văn bản quy định và
định hướng cho công tác hành nghề Kiến trúc
sư, nổi bật hơn là cả Bộ luật Dân
sự, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch Đô
thị, Luật Sở hữu trí tuệ và các định hướng chiến
lƣợc như : Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị
Việt Nam đến năm 2020; Định hướng phát
triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020;
Nghị định số 29/2007/ND-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc đô thị; Nghị định số
38/2010/ND-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về
quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị...
Ngày 24/01/2003, Bộ Văn hóa Thông tin
và Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD, hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc để cụ thể hóa các
Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 và Nghị
định số 60/CP ngày 6/6/1997 thi hành bộ
Luật Dân sự của Chính phủ. Mặc dù số lƣợng những văn bản được ban hành
có liên quan đến hành nghề Kiến trúc sư là đáng kể, nhưng
lại
thiếu cụ thể
đối với nghề kiến trúc, chƣa phù hợp với yêu cầu quản lý với nghề kiến trúc
mang tính đặc thù. Nhiều quy định còn chung chung, không phù hợp với thông lệ
quốc tế và ít có tác dụng đối với việc đào tạo xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư
hành nghề chuyên nghiệp và các điều kiện để Kiến trúc sư hành nghề có thể cung
cấp các dịch vụ đạt chất lƣợng; ngoài ra, chƣa phát huy được vai trò của các tổ
chức xã hội nghề nghiệp của kiến trúc sư trong việc tham gia phối hợp với cơ
quan quản lý Nhà nước là Bộ Xây dựng trong đào tạo nghề kiến trúc sư, cấp chứng
chỉ hành nghề kiến trúc sư, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đào tạo, hành
nghề kiến trúc sư; đó là các Đoàn Kiến trúc sư (Board of Architects).
Tại các văn bản
quy định về quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc sư như: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Luật Quy hoạch
đô thị số 30/2009/QH12; Luật Sở hữu trí
tuệ số 50/2005/QH11; Luật số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; Nghị định số 08/2005/ND-CP ngày 24/01/2005
của Chính phủ về quy hoạch đô thị; Nghị định số 12/2009/ND-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 37/2010/ND-CP của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản
lý
quy hoạch đô thị; Nghị
định số 38/2010/ND-CP về quản lý
không gian kiến trúc, cảnh quan đô
thị; Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg
của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến năm 2020, tuy đã có nhiều quy định tốt, nhưng vẫn thiếu hệ thống, hạn chế và không
thống nhất. Ngoài ra các quy định
này còn nằm rải rác tại các văn bản khác
nhau, chủ yếu ở các Nghị định của Chính phủ nên hiệu lực quản lý chƣa cao.
Vì những lý do trên mà
những bất cập trong quản lý và hành nghề kiến trúc sư vẫn tồn tại. Ví dụ như:
a. Môi trƣờng cạnh tranh trong
cung cấp dịch vụ tƣ vấn kiến trúc thiếu minh bạch và
bình đẳng. Tình trạng xem thường lực lƣợng tƣ vấn kiến trúc trong nước, coi trọng kiến trúc sư hành nghề nước ngoài rất phổ
biến, đặc biệt là các công trình lớn sử dụng vốn NSNN.
Luật đấu thầu có điều khoản đi ngƣợc bản chất nghề sáng
tác kiến trúc, làm cho các công trình kiến trúc không có tác giả.
b. Tƣ vấn kiến trúc là một lĩnh vực
đặc thù chƣa được pháp luật
khẳng định và mới chỉ quy định ở mức khái
quát nên còn gặp rất nhiều khó khăn
trong thực tế.
Hình thức thi tuyển kiến trúc đang là cách thức phổ biến trong việc giao
thầu thiết kế. Tuy nhiên phương thức này thường xảy ra những bất cập như: Đồ án
kiến trúc được đánh giá cao nhất, nhưng lại không được đƣa vào thực hiện; những
ý tƣởng hay bị biến đổi hầu như hoàn toàn
do
tác động của
chủ đầu tƣ; đơn vị đứng tên dự thi không phải là tác giả đồ án và còn khá phổ
biến hiện tượng dàn xếp trong thi tuyển kiến trúc.
c. Việc quản lý hành nghề Kiến trúc sư sau khi được cấp chứng
chỉ theo quy định hiện nay là một việc
không khả thi, dẫn đến quản lý hành nghề Kiến trúc sư ở nước ta đang bị buông lỏng. Các cơ quan Nhà nước hầu như không thể kiểm soát được hoạt động của hàng nghìn kiến trúc sư
có chứng chỉ, đặc biệt khi họ hành nghề độc lập và đạo đức nghề nghiệp của họ.
d. Vấn đề thù lao và thiết kế
phí còn quá thấp so với đòi hỏi của
công việc sáng tạo của kiến trúc sư hành nghề chỉ tính bằng chi phí văn phòng phẩm và nguyên vật liệu, ngày công... mà chƣa tính đến bản chất lao động sáng tạo đặc thù, trách nhiệm lâu dài về tinh thần và vật chất trong sử dụng công trình.
Do đó chƣa phù hợp và không bình đẳng với tƣ vấn nước
ngoài.
e. Hành nghề kiến trúc sư là quá trình sáng
tạo. Sản phẩm do kiến trúc sư tạo nên là đơn chiếc, vừa sáng tạo nghệ thuật vừa mang tính kỹ thuật. Quá trình sáng tạo
của kiến trúc sư, từ ý tƣởng đến triển khai hoàn thiện công trình ở ngoài thực
tế là một quá trình liên tục, có sự phối hợp của nhiều người và nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, việc đào tạo kiến thức, kỹ
năng làm việc và thái độ ứng xử nghề
nghiệp của họ là rất quan trọng, nhưng
chƣa được quan
tâm, v.v...
1.4. Nhu cầu và sự cần thiết phải mở cửa và hội nhập đối với thị trƣờng tƣ vấn thiết kế kiến trúc nước ta.
Trên thế giới đã có nhiều nước ban hành Luật Kiến trúc sư như Pháp, Nga,
Úc, New Zealand, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippin và nhiều nước khác
trong khối ASEAN. Phần lớn các nước ASEAN đã có Luật Kiến trúc sư theo sự cam
kết của khối. Hiện nay, chỉ còn một số nước trong ASEAN chƣa có Luật Kiến trúc sư
gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma.
Từ năm 1958, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã ra nhập Hội Kiến
trúc sư Thế giới (UIA). Hiện nay Tổ chức này đã có 134 thành viên
và UIA thường xuyên đã có các Hiến chƣơng và cƣơng lĩnh để định hướng
hoạt động thiết kế kiến trúc, đào tạo kiến trúc sư, đặc biệt là hành nghề Kiến trúc sư. Đối với mỗi quốc gia, Hội Kiến
trúc sư có nhiệm vụ cụ thể hóa
những hoạt động này theo điều kiện thực tế
của nước mình.
Những năm 80 và gần đây, Hội
Kiến trúc sư Việt Nam là
thành viên của Hiệp hội Kiến trúc sư
châu Á – ARCASIA. Hầu hết các nước tham gia Tổ
chức này đều đã có Luật Kiến trúc sư hay còn gọi là Luật Hành nghề
Kiến trúc sư để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động
trong lĩnh vực kiến trúc, hành nghề
của kiến trúc sư, các quyền và trách nhiệm xã hội của kiến trúc sư.
Ngoài ra, Việt Nam đã là thành viên của UNDP, các khối ASEAN, AFTA, WTO
và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trong lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư, các
khuyến nghị hành nghề Kiến trúc của UIA ban hành đã được WTO đồng bảo trợ, cơ
bản vận hành theo Luật Kiến trúc sư các nước. Tập quán quốc tế xem đây là cơ sở
hành nghề Kiến trúc sư hợp lý nhất để phát huy giá trị nghề nghiệp Kiến trúc sư
và là cơ sở để triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong mối quan hệ đa phương.
Tóm lại, việc ban hành Luật
hành nghề Kiến trúc sư là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện Việt
Nam tham gia hội nhập và giới Kiến trúc
sư Việt Nam có thể bay cao và vƣơn xa ra
Thế giới trong xu thế toàn cầu hóa.
1.5. Quản lý hành nghề kiến trúc sư nước ngoài ở Việt Nam còn bấp cập, không chặt chẽ do thiếu Luật hành nghề kiến trúc sư.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
Việt Nam đang là một thị trƣờng
hấp dẫn về tƣ vấn thiết
kế quy hoạch kiến trúc
và xây dựng. Nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Việt Nam hành nghề kiến trúc sư, nhưng không được quản lý và thực tế Việt Nam chƣa có đủ cơ sở
pháp luật để quản lý, nên hoạt động
hành nghề của họ còn hạn chế, từ đó đã tạo ra sự
cạnh tranh không rõ ràng, kém tác
dụng. Nếu không có pháp luật quản lý việc
hành nghề Kiến trúc sư nước ngoài
theo hướng mở cửa và hội nhập, thì có thể dẫn đến những tác động tiêu cực trong công
tác hành nghề kiến trúc sư nước ngoài ở Việt Nam.
1.6. Luật hành nghề kiến trúc sư góp phần tăng cƣờng quản lý Nhà nước và vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề, đối với các kiến trúc sư hành nghề và hoạt động hành nghề.
Vai trò quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ Xây dựng là cơ quan chịu trách
nhiệm trƣớc Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng sẽ được tăng cƣờng trong các
khâu tổ chức, giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác hành nghề kiến
trúc sư. Tuy nhiên, quản lý nhà nước không thể đảm nhiệm một cách hiệu quả công
việc này và rất cần vai trò tự quản các Đoàn Kiến trúc sư là các tổ chức xã hội
nghề nghiệp của của kiến trúc sư hành nghề.
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
của kiến trúc sư với trách nhiệm tự
quản và tạo điều kiện cho Kiến trúc sư hành nghề, tổ chức hoạt động
kiến trúc sư hành nghề trong việc thực
thi pháp luật, đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích chính đáng của kiến trúc sư
hành nghề, đồng thời giám sát đạo đức nghề nghiệp của họ trong hành nghề kiến
trúc sư.
Người dân và toàn xã hội sẽ được hƣởng lợi từ hiệu quả và hiệu lực quản
lý nhà nước và sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của kiến trúc sư
hành nghề đối với các hoạt động hành nghề kiến trúc sư.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét