2.1 CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ NHỮNG HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
Quản lý DA đòi hỏi sự làm việc thống nhất giữa các bên tham gia.Chủ đầu tư phải cung cấp về công trình, kinh phí cho phép, chất lượng cần thiết và tiến độ yêu cầu.Đơn vị thiết kế phải thành lập một bộ hồ sơ thiết kế làm cơ sở thành lập hợp đồng thực hiện DA đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về kinh phí, chất lượng và thời gian. Bên thi công phải tổ chức thi công công trình một cách có hiệu quả theo đúng hợp đồng. Có nhiều phương thức quản lý thực hiện DA đầu tư và xây dựng.
1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án
2- Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Hình 2.1 Các hình thức quản lý thực hiện dự án
3- Hình thức chìa khóa trao tay
4- Hình thức tự thực hiện dự án
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện DA (hình thức truyền thống) thường được sử dụng cho những DA và chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện. Đối với DA nhóm B và C thông thường, chủ đầu tư không thành lập ban QLDA. Đối với các DA nhóm A, các DA nhóm B, C có yêu cầu kỹ thuật cao hay trường hợp chủ đầu tư quản lý đồng thời nhiều DA thì chủ đầu tư thành lập ban QLDA trực thuộc để quản lý thực hiện DA (theo nghị định 12/2000/NĐ-CP tùy theo tính chất của DA và quy mô đầu tư, dự án đầu tư được phân loại thành 3 nhóm để phân cấp quản lý). Chủ đầu tư ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công. Phương pháp này gồm có ba bước: thực hiện thiết kế hoàn chỉnh, các đơn vị thi công tham gia đấu thầu có cạnh tranh, ký kết hợp đồng với một đơn vị thi công để xây dựng công trình. Do đó, thiết kế hoàn chỉnh trước khi thi công cho nên chủ đầu tư biết được hình dạng của công trình và dự trù được chi phí trước khi khởi công xây dựng. Hình thức này áp dụng có hiệu quả cho những công trình không có những đặc điểm bất thường và có quy mô rõ ràng. Thực hiện theo hình thức này cần có nhiều thời gian vì bước này xong thì bước tiếp theo mới bắt đầu được. Những thay đổi hay phát sinh trong giai đoạn thi công có thể tốn kém hơn so với những thay đổi trước đó bởi vì chi phí thi công thường thanh toán theo dạng hợp đồng trọn gói.
Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện tỏng thầu toàn bộ DA từ khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp cho đến khi bàn giao đưa DA vào khai thác sử dụng. Đối với các DA sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì hình thức này chỉ được áp dụng đối với DA nhóm C, các trường hợp khác phải được Chủ tướng Chính phủ cho phép. Áp dụng hình thức chìa khóa trao tay để rút ngắn thời gian thực hiện DA hay để cho chủ đầu tư có thể linh động đưa ra những thay đổi sau này.Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên gồm chủ đầu tư và tổng thầu thiết kế/ thi công.Bởi vì hợp đồng với tổng thầu được ký kết trước khi bắt đầu thiêt kế hay thi công, dạng hợp đồng có điều chỉnh giá thường được dung thay cho hợp đồng trọn gói. Hình thức này đòi hỏi chủ đầu tư phải quan tâm đến các phương án thiết kế, theo dõi sâu sát chi phí và tiến độ khi thi công.
Hình thức chủ nhiệm điều hành DA (quản lý xây dựng chuyên nghiệp) được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện DA thì phải thuê một tổ chức tư vấn chuyên môn hay ban QLDA chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành DA. Hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn làm chủ nhiệm điều hành DA để phối hợp thực hiện DA. Đơn vị tư vấn được chủ đầu tư yêu cầu thực hiện một số hay tất cả các hoạt động sau: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, về cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng, lập DA đầu tư, QLDA đầu tư, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng, nghiệm thi công trình. Hình thức chủ nhiệm điều hành DA đòi hỏi sự thỏa thuận giữa bốn bên gồm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, tổ chức tư vấn, và nhà thầu thi công.Trong vòng hai mươi năm nay đã có nhiều tranh cãi về hifh thức này và mức đọ trách nhiệm bên chủ đầu tư giao cho công ty tư vấn.về cơ bản, hình thức chủ nhiệm điều hành DA là hình thức tạo được sự phối hợp giữa đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công, có thể rút ngắn được thời gian thực hiện DA nhưng mức độ thành công của DA phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của đơn vị tư vấn. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP có quy định đơn vị tư vấn “chịu trách nghiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về nội dung đã cam kết trong hợp đồng… và phải bồi dưỡng thiệt hại gây ra” để hạn chế những khó khăn và rủi roc ho chủ đầu tư.
Hình thức chủ đầu tư tự thực hiện DA đôi khi được áp dụng để điều hành DA với điều kiện chủ đầu tư là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu DA. Một số chủ đầu tư thực hiện một phần việc thiết kế bằng nhân lực của chính công ty và phần việc còn lại giao cho một hay nhiều đơn vị thiết kế khác. Hợp đồng thi công có thể được ký kết với một hay nhiều nhà thầu phụ. Đôi khi chủ đầu tư có thể thực hiện tất cả công việc thiết kế và thi công bằng nhân lực của chính mình. Áp dụng hình thức chủ đầu tư tự thực hiện DA có hiêu quả hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và năng lực của chủ đầu tư. Tập đoàn Proter & Gamble là một tập đoàn vận dụng hình thức tự thực hiện tương đối thành công khi khối lượng công trình nhà xưởng xây mới, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tương đối lớn và thường xuyên.
Có hai dạng chủ đầu tư: chủ đầu tư một DA và chủ đầu tư nhiều DA.
Đơn vị là chủ đầu tư một DA, là đơn vị không có nhiều DA lặp lại thường xuyên, thường chỉ có một số ít nhân viên tham gia DA, phần lớn công việc thiết kế và thi công giao cho các đơn vị bên ngoài. Chủ đầu tư thường chọn hình thức quản lý DA là chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện DA và chủ nhiệm điều hành DA.
Đơn vị là chủ đầu tư nhiều DA, là đơn vị thường xuyên có DA, và có sẵn lực lượng nhân viên tham gia thực hiện DA. Thường thì phương thức điều hành các DA quy mô nhỏ, ngắn hạn là chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện DA. Đối với những DA cần có sự quan tâm sâu sát hơn thì sử dụng hình thức chìa khóa trao tay, hình thức chủ nhiệm điều hành DA hay hình thức tự làm.
Chủ đầu tư có thể chọn lựa những hình quản lý khác nhau để điều hành DA. Hình thức quản lý phụ thuộc vào khả năng của chủ đầu tư, mức độ kiểm soát DA, mức độ quan tâm của chủ đầu tư đối với DA, mức đọ chia xẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thi công, cũng như mức độ ảnh hưởng của chi phí và thời gian cuat DA. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hafmh kèm thheo Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư xây dựng, Thông tư 15/2000/TT-BXD hướng dẫn các hình thức quản lý thực hiện DA thì đối với các DA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện DA.
Xem toàn bộ sách Quản lý dự án xây dựng của tác giả Đỗ Thị Xuân Lan : xem ngay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét