Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.
Xem toàn bộ : Công trình kiến trúc Khánh Hòa
1. Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang:
Điện chính của Tháp bà |
Du Khách nước ngoài tham quan tháp bà |
Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư,Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.
2. Bia Võ Cạnh :
Bia Võ Cạnh hiện đang ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia |
* Niên đại: Thế kỷ 2 - 3, văn hóa Champa.
* Nguồn gốc, xuất xứ: Theo tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bia đá Võ Cạnh được Viện Viễn đông Bác cổ đưa về vào năm 1910, đăng ký với số hiệu B2.1; C.40.
Theo những ghi chép về văn khắc của Louis Finot, văn bia được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh, huyện Vĩnh Trung, Diên Khánh, Khánh Hòa. Nay bia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
* Lý do lựa chọn: Đây là tấm bia cổ nhất còn lại của Vương quốc cổ Champa. Bia được khắc bằng chữ Phạn cổ cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử Vương triều Tiền vương quốc Nam Chăm.
- Sri Mara là người đã sáng lập triều đại đầu tiên của tiểu vương quốc Nam Chăm, thủ phủ đóng tại vùng Panduranga (vùng Phan Rang ngày nay), còn kinh đô của tiểu quốc Bắc Chăm (theo sử Trung Hoa còn gọi là Lâm Ấp) đóng ở Simhapura - vùng Trà Kiệu ngày nay. Sau đó vào khoảng thế kỷ VI, hai tiểu vương quốc này hợp nhất thành vương quốc Champa (Simhapura được chọn làm kinh đô).
- Minh văn còn cho biết sự du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo trong nền văn minh Ấn Độ vào cư dân Chăm khá sớm (khoảng thế kỷ I sau công nguyên) và giới tăng lữ tiểu vương quốc này.
- Bia Võ Cạnh là vật chứng cổ nhất Đông Nam Á nói về sự du nhập của Phật giáo.
- Minh văn khắc trên bia được đánh giá là cổ nhất ở Đông Nam Á.
- Bia được giới thiệu trong nhiều ấn phẩm ở Việt Nam và thế giới.
3. Thành cổ Diên Khánh:
Cửa tòa thành Diên Khánh |
- Thành Diên Khánh là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Hiện nay, thành cổ Diên Khánh vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ ban đầu, một địa điểm hấp dẫn các du khách đến Khánh Hòa. Nó được xây bởi phe chúa Nguyễn trong thời kỳ chiến tranh với Tây Sơn.
- Thành Diên Khánh nằm cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Tây, bên phải quốc lộ 1. Năm 1793, sau khi Nguyễn Huệ mất, nhà Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh. Sau khi đẩy lùi được nghĩa quân Tây Sơn, thấy nơi đây là địa bàn chiến lược quan trọng lâu dài, Nguyễn Ánh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự kiên cố từ xa.
Bản đồ thành cổ Diên Khánh ( sơ đồ cổ). |
Diện tích khoảng 36.000 m², là một quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ 17 - thế kỷ 1818 ở Tây Âu. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau, có chu vi 2.693 m đắp bằng đất, cao khoảng 3,5 m. Trên mỗi cạnh, tường thành lại chia thành nhiều đoạn nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô hẳn ra mà vẫn đảm bảo quan sát được hai bên.
Mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành hai bậc, tạo đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên ngoài thành có hào nước sâu từ 3 đến 5 m, rộng từ 20 đến 30 m bao quanh. Ban đầu thành có 6 cửa (cổng thành), hiện nay chỉ còn 4 cửa Ðông - Tây - Tiền (phía Nam) - Hậu (phía Bắc). Đi từ hướng quốc lộ 1 có một con đường độc đạo nối của Đông và cửa Tây của thành.
Bia tưởng niệm thành cổ Diên Khánh ở Cổng Đông |
Cổng Tây từ trên tường thành |
Con đường chạy vòng bên ngoài thành nối quốc lộ 1 và của Tây có tên là Mã Xá. Đối diện và cách cửa Tây khoảng 200 m, là Nhà thờ Hà Dừa. Nhà thờ Hà Dừa được cho là do các nhà truyền đạo xây và những năm 1800 và Gác chuông được xây thêm vào năm 1917 bởi người Pháp. Hiện tại các cơ quan hành chính của huyện Diên Khánh được đặt trong thành Diên Khánh như Phòng Giáo dục và Đào Tạo, Cơ quan Công an... và một sân bóng đá.
Trước đây trong thành có hoàng cung, bên trái là dinh Tuần Vũ, phía sau là dinh Án Sát, sau nữa là dinh Lãnh Binh, phía dưới là dinh Tham Tri, có nhà kho, nhà lao kiên cố. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Theo một số tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh ám sát, nhà kho. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương, Khánh Hòa trong những ngày đầu chống Pháp.
Cổng thành phía Đông trấn Diên Khánh |
4. Di tích Phủ đường Ninh Hòa:
Phủ
đường Ninh Hòa quay theo hướng Đông Nam, nằm trong khuôn viên Ủy ban
nhân dân huyện Ninh Hòa thuộc phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa
|
Nằm trong một khu đất rộng khoảng 2 ha, thuộc thôn 1, thị trấn Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa. Hiện nay là trụ sở của Uỷ ban nhân dân huyện Ninh Hòa.
Phủ đường Ninh Hòa là lỵ sở của huyện Tân Định trong hơn 100 năm trước đây, sau đó trở thành phủ đường của phủ Ninh Hòa từ năm 1931 đến năm 1945, khi nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám năm 1945.
Di tích phủ đường Ninh Hòa gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng và có tính chất tiêu biểu nhất của phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hòa nói riêng và của Khánh Hòa nói chung. Nơi đây đã chứng kiến những thắng lợi quan trọng của nhân dân huyện Tân Định (huyện Ninh Hòa ngày nay) trong cuộc biểu tình ngày 16/7/1930. Sau khi thành lập, Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, phát động nhân dân tổ chức một cuộc biểu tình với quy mô và hình thức khá lớn, nhằm ủng hộ phong trào đấu tranh của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thắng lợi của cuộc biểu tình có tiếng vang rất lớn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Sự kiện này đã chứng minh sự lớn mạnh của phong trào yêu nước ở Khánh Hòa, về vai trò và uy tín to lớn của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa ngay sau khi mới thành lập. Nơi đây cũng đã từng chứng kiến những thắng lợi to lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Ninh Hòa trong cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân; chứng kiến thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa Xuân năm 1975.
Sau chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân huyện Ninh Hòa bắt tay vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khu vực của phủ đường Ninh Hòa trước đây, nay trở thành trụ sở của Uỷ ban nhân dân huyện Ninh Hòa.
Xem tiếp : Các công trình kiến trúc đặc sắc ở Khánh hòa phần 02
0 nhận xét:
Đăng nhận xét