Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết
một số nội dung thi hành Luật Xây dựng về hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng; thực hiện dự án đầu tư xây dựng; kết thúc xây dựng đưa công trình của
dự án vào khai thác sử dụng; các hình thức quản lý dự án; cấp giấy phép xây
dựng và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng.
Các hoạt động đầu tư xây
dựng về quy hoạch xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng; hợp đồng xây dựng;
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; thanh tra và xử lý vi phạm
trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại các Nghị định khác của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng.
Đối
với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện
theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu
tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân trong nước đầu
tư xây dựng ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy
định của nước tiếp nhận đầu tư.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Công
trình chính thuộc dự án đầu tư xây dựng là công trình có quy mô, công năng
quyết định đến mục tiêu đầu tư của dự án được xác định trong quyết định đầu tư
xây dựng.
2. Công trình xây dựng theo tuyến
là công trình được xây dựng theo hướng tuyến, trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành
chính, như: đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễn thông;
đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; và các công trình tương tự khác.
3.
Nhµ thÇu níc ngoµi lµ tæ chøc, c¸ nh©n
níc ngoµi cã n¨ng lùc ph¸p luËt d©n sù; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự ®Ó ký kÕt vµ thùc hiÖn hîp ®ång. N¨ng lùc ph¸p luËt d©n sự và năng lực hành vi
dân sự cña nhµ thÇu níc ngoµi ®îc x¸c
®Þnh theo ph¸p luËt cña níc mµ nhµ thầu có quốc tịch.
Nhµ thÇu níc ngoµi cã thÓ lµ tæng
thÇu, nhµ thÇu chÝnh, nhµ thÇu liªn danh, nhµ thÇu phô.
4.
GiÊy phÐp ho¹t ®éng x©y dùng lµ giÊy phÐp do c¬
quan nhµ níc cã thÈm quyÒn cña ViÖt Nam cÊp cho nhµ thÇu níc ngoµi theo tõng
hîp ®ång sau khi tróng thÇu theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt ViÖt Nam.
5.
V¨n phßng ®iÒu hµnh lµ v¨n phßng cña nhµ
thÇu níc ngoµi ®îc ®¨ng ký ho¹t ®éng t¹i ®Þa ph¬ng cã c«ng tr×nh ®Ó thùc
hiÖn nhiÖm vô nhËn thÇu sau khi ®îc cÊp giÊy phÐp thÇu. V¨n phßng ®iÒu hµnh
chØ tån t¹i trong thêi gian thùc hiÖn hîp ®ång vµ gi¶i thÓ khi hÕt hiÖu lùc cña
hîp ®ång.
6.
Vốn nhà nước ngoài ngân sách gồm công trái quốc gia, trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản
của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử
dụng đất; vốn
đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng không đưa vào cân đối ngân sách nhà
nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa phương để đầu tư.
7. Công trình xây dựng
có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan là công trình có yêu cầu phải tổ chức thi
tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc theo quy định tại Điều 16 của Nghị định
này.
8. Công trình có ảnh
hưởng lớn đến môi trường là công trình thuộc dự án có yêu cầu lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng
được quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây
dựng.
Điều 3. Chủ đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư là Ban quản
lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập theo
quy định tại Điều 63 Luật Xây dựng hoặc cơ quan, tổ chức được người quyết
định đầu tư giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng phù hợp
với quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân
sách thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu
vực do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập hoặc cơ
quan, tổ chức quản lý sử dụng công trình được người quyết định đầu
tư giao quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.
3. Đối với dự án sử dụng vốn khác thì chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá
nhân sở hữu vốn, vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử
dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.
4. Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng
BT, BOT, BTO và hợp đồng đối tác công - tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp
dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật.
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp
luật và người quyết định đầu tư về quản lý thực hiện dự án đầu tư
xây dựng.
Điều 4. Phân loại dự án đầu tư
xây dựng
1. Dự án đầu tư xây
dựng được phân loại thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án
nhóm B, dự án nhóm C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này.
2. Công trình xây
dựng quy định tại Điều 14 của Nghị
định này không phải lập dự án mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Điều 5. Trình tự thực hiện dự
án đầu tư xây dựng
Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại
Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng được quy định như sau:
1. Giai đoạn chuẩn
bị dự án gồm các công việc: tổ chức lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi đầu tư xây dựng để xác định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định Báo
cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư
xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
2. Giai đoạn thực
hiện dự án gồm các công việc: thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có)
và chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án; thực hiện khảo sát xây
dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình; đề nghị
cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây
dựng), tổ chức lựa chọn nhà thầu hoạt động xây dựng, cung cấp thiết bị; thi
công xây dựng và lắp đặt; giám sát thi công xây dựng và thực hiện các công việc
cần thiết khác.
3. Giai đoạn kết
thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc:
nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa
vào sử dụng; vận hành, chạy thử, quyết toán, bảo hành công trình xây dựng; bảo
trì công trình xây dựng.
Tùy theo điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án,
trình tự các công việc nêu trên có thể thực hiện tuần tự hoặc kết hợp, xen kẽ.
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản
của quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.
Thực hiện quản lý dự án theo kế hoạch và chủ trương đầu tư được phê
duyệt; bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng, bảo vệ môi trường và phù
hợp với quy định của pháp luật khác có liên quan.
2.
Yêu cầu đối với quản lý dự án, phân cấp quản lý, thực hiện dự án
phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng:
a)
Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được các cơ quan chuyên môn của
nhà nước quản lý toàn diện để bảo đảm đúng mục tiêu của dự án, tiết
kiệm chi phí và phát huy hiệu quả cao nhất;
b)
Dự án sử dụng vốn công trái quốc gia, trái phiếu của Chính phủ, trái
phiếu của chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) được quản lý như yêu cầu đối với dự án sử dụng vốn ngân sách
nhà nước;
c)
Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách (trừ các dự án được quy
định tại Điểm b Khoản này), Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư,
mục tiêu, quy mô đầu tư, tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an
toàn cộng đồng và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư dự án tự chịu trách
nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và
của pháp luật có liên quan;
d)
Dự án sử dụng vốn khác (bao gồm cả vốn hỗn hợp), Nhà nước quản
lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và tác động của dự án đến cảnh quan,
môi trường và an toàn cộng đồng.
Điều 7. Giám sát, đánh giá dự
án đầu tư xây dựng
1. Việc giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định
của pháp luật đầu tư công.
2. Việc giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được thực hiện như sau:
a) Việc giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng được thực hiện ngay từ khi triển khai thực hiện
dự án đến khi kết thúc đưa toàn bộ dự án vào khai thác sử dụng;
b) Bộ quản lý công
trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện dự
án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án
nhóm A;
c) Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng
đã được phê duyệt đối với những dự án còn lại.
3. Nội dung giám
sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng đối với dự án quy định tại Khoản 2 Điều
này:
a) Kết quả thực
hiện dự án so với mục tiêu đã được phê duyệt;
b) Sự phù hợp với
quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng;
c) Mục đích và kế
hoạch sử dụng đất;
d) Tiến độ thực
hiện và thời hạn hoàn thành dự án;
e) Bảo vệ môi
trường trong quá trình thực hiện và hoàn thành dự án.
4. Việc giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng được thực hiện định kỳ hàng năm và trong các
trường hợp sau:
a) Khi điều chỉnh
dự án đầu tư xây dựng về mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng, tổng mức đầu tư
và thời hạn hoàn thành dự án;
b) Khi tổ chức
nghiệm thu hoàn thành đưa công trình của dự án vào vận hành, khai thác sử dụng;
c) Theo yêu cầu của
cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét