Các công trình kiến trúc đặc sắc ở Khánh hòa phần 02


Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.

Xem toàn bộ : Công trình kiến trúc Khánh Hòa

  5. Đền thờ Trần Quý Cáp:

Nhân dân và BLĐ tỉnh ủy thường xuyên đến dưng hương tại Đền thờ Trần Quý Cáp
  Miếu được xây dựng năm Canh Tuất 1970, có cấu trúc tân thời không giống lối cấu trúc của miếu Trịnh Phong hay các miếu khác ở Diên Khánh. Miếu cấu trúc theo lối đền đài pha lẫn cấu trúc hiện đại. Vì thế nhân dân Diên Khánh vẫn quen gọi là đền thờ Trần Quý Cáp.

Miếu thấp nhỏ, xây theo lối cổ lầu, bốn mái kích thước bằng nhau quay theo 4 hướng. Trên các góc mái ở cổ lầu và mái hạ đều có trang trí hoa văn đắp nổi theo lối tân thời. Miếu xoay về hướng Đông, nhìn xuống dòng sông Cạn. Trước miếu có cột cờ cao 3,5m, xây trên bồn nước hình lục giác. Hai bên cột cờ, mỗi bên đều có  “Lư vọng liệu” cao 1,5m, ba chân chắc chắn cấu trúc hình móng cọp đặt trên bệ đúc tròn. Đây là nơi dùng để đốt bài vị trong những lúc tế lễ, hoặc đốt thắp sáng trong những ngày nhang khói.

Trên cổ lầu, ở mặt trước có ghi dòng chữ “TRUNG LIỆT ĐIỆN” (điện thờ bậc trung liệt). Miếu có diện tích 12m2, nền lát bằng gạch hoa. Bên trong đền có các bảng hiệu với dòng chữ “Trung nghị cảm nhận” (cảm phục người trung) và các câu đối. Ngoài khám thờ là các câu đối ca ngợi chí anh hùng ngời sáng của những liệt sĩ có công với nước. Sau khám thờ là câu đối ca ngợi liệt sĩ Trần Quý Cáp, một nhà giáo dục lớn, có danh tiếng. Giữa điện thờ có ghi danh 03 liệt sĩ: Phía trái: Khánh Hòa Cần Vương, nghĩa quân đại vương Trịnh Phong; Ở giữa: Quảng Nam Sung Tân Định Giáo thọ Trần Quý Cáp; Phía phải: Diên Khánh Cần Vương tham tán quân vụ Nguyễn Khanh.

Hằng năm, vào ngày 17/5 âm lịch, nhân ngày mất của chí sĩ Trần Quý Cáp, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, nhân dân và các em thiếu nhi của Thị Trấn và huyện Diên Khánh cùng gia đình đến thắp hương tưởng niệm người chí sĩ yêu nước Quảng Nam đã hy sinh trên mảnh đất Diên Khánh -Khánh Hòa.

Di tích lưu niệm danh nhân Chí sĩ Trần Quý Cáp
Đền thờ Trần Quý Cáp
Bàn thờ chí sĩ Trần Quý Cáp tại Đền thờ Trần Quý Cáp

6. Miếu thờ Trịnh Phong:

    Trên đường 23-10 từ thị trấn Diên Khánh xuống TP. Nha Trang, ngay sát địa điểm Cây Dầu đôi thuộc thôn Phú Ân Nam, xã Diên An có một ngôi miếu nhỏ đơn sơ nằm sát đường, mặt quay về phía Nam, được nhân dân gọi là Miếu thờ Trịnh Phong.

Khuôn viên Miếu Thờ.
    Miếu quay mặt về phía Tây, trông lên đỉnh Hòn Dung cao ngất, xây dựng vào khoảng những năm 90 thế kỷ XIX, ban đầu là am thảo nhỏ. Đầu thế kỷ XX, dân làng xây lại miếu. Miếu hiện nay làm đơn giản, lợp mái tôn. Suốt một thế kỷ qua, mặc dù thờ Trịnh Phong, nhưng trong miếu không để bài vị thờ, bởi lẽ đối với chính quyền thực dân phong kiến, Trịnh Phong là kẻ thù không đội trời chung. Song tình cảm của nhân dân Diên Khánh đối với Trịnh Phong vẫn còn lưu truyền mãi mãi…
Cổng vào miếu thờ Bình Tây Đại Tướng Trịnh Phong.
7. Chùa Long Sơn:
Chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật trắng trước có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, dưới chân đồi Trại Thủy, Nha Trang. Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam).

Kim Thân Phật Tổ tại chùa Long Sơn
Tháp Chuông tại chùa Long Sơn
Khuôn Viên trong chùa Long Sơn

Tượng phật nằm Chùa Long Sơn.

8. Đình Phú Cang :

Nằm trên địa phận xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đình toạ lạc trong một khuôn viên rộng, thoáng, có diện tích 1.700m2, và bài trí nội thất theo kiểu thường thấy ở các đình quê.

Quá trình hình thành ngôi đình gắn với thời kỳ đầu người Việt khai khẩn, lập làng vào thế kỷ 17-18. Ngôi đình chính dài 8m, rộng 9m gồm 3 gian, kết cấu theo kiểu tứ trụ với 16 cột gỗ, phân bố 4 hàng, vị trí đều nhau. Đình có bàn thờ thần, bàn thờ bà Thiên Y A Na và bài vị phó tướng Trần Đường - người tập hợp nhân dân theo lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi đánh Pháp trên địa phận tỉnh Khánh Hòa. Mặt trước đình, phần trên cửa có chạm khắc nổi hình linh vật và nhiều hoa văn tinh xảo, trên cửa chính gắn tấm đại tự lớn bằng gỗ chạm 3 chữ: "Phú Cang Đình". Đình được tặng nhiều sắc phong, tặng vật quý trong đó có sắc phong Thượng Đẳng Thần ghi nhớ công đức của vị Thành Hoàng; một quả chuông cổ và một chiếc trống lệnh.

Cổng đình Phúc Cang
Khuôn viên đình.


Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét