Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông.
Xem toàn bộ : Công trình kiến trúc Khánh Hòa
11. Viện Pasteur Nha Trang
Viện Pasteur Nha Trang - sân |
Viện Pasteur Nha Trang là một cơ sở nghiên cứu và thí nghiệm khoa học chuyên về các căn bệnh nhiệt đới cùng các dược phẩm.
Viện Pasteur đầu tiên thiết lập ở Đông Dương là do Bác sĩ Albert Calmette chủ trương được xây ở Sài Gòn vào Tháng Giêng năm 1891 mang tên "L'Institut Pasteur de Saigon". Bốn năm sau vào năm 1895 Bác sĩ Alexandre Yersin cho lập thêm chi nhánh nữa ở Nha Trang.[1] Với 5000 đồng bạc do toàn quyền Đông Dương Chevassieux trợ cấp, Yersin lập một phòng thí nghiệm đơn sơ tại bờ biển Nha Trang, và cất tại Suối Dầu một trại nuôi trâu, bò, lừa, ngựa, cùng thỏ, chuột, dùng cho việc thí nghiệm.
Viện Pasteur Nha Trang toàn cảnh |
Năm 1896, ông được chính phủ biệt phái một viên thú y nhà binh là Pesas đến săn sóc thú vật. Năm 1896, thống chế Lyautey (lúc bấy giờ là thiếu tá) đến thị sát Nha Trang và thăm viếng Viện Pasteur. Cũng năm này, Yersin chọn cái lô-cốt hai tầng bỏ hoang gần xóm Cồn tại cửa Sông Cái để xây nhà ông (Lầu Ông Năm). Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, nơi đây vốn là một đồn biên phòng rất lâu đời. Lầu Ông Năm mỗi bề khoảng 7m50, có 3 tầng. Mỗi tầng có hành lang rộng bao bọc, có thể đi dọc hành lang để quan sát. Ông bố trí tầng trệt là phòng ăn, tầng một là phòng làm việc và tầng hai là phòng ngủ. Về sau, nóc nhà làm thêm một vòng tròn để dựng kính thiên văn. Ông cho làm hai cái bồ to, có đường kính một mét, trên sơn màu đen. Khi có bão, hai cái bồ được kéo lên hai cây cột bằng phi lao trên núi Sinh Trung để báo hiệu.
Năm 1897, Bác sĩ Yersin cho nhập nội giống cây cao su vào trồng thí nghiêm ở Suối Dầu, và sau đó với sự cộng tác của kỹ sư canh nông Vernet, hơn 100 ha cao su được trồng vào năm 1909. Năm 1915, Bác sĩ Yersin cho trồng thí nghiệm cây kí ninh ở Hòn Bà để cung cấp thuốc trị sốt rét trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bác sĩ Yersin cũng mở hai trại nuôi bò, một ở đảo Hòn Tre và một ở Suối Dầu. Về sau, bỏ đảo Hòn Tre, và bò ở Hòn Tre trở thành bò rừng.
Viện Pasteur Nha Trang - ảnh tư liệu |
Năm 1904, Viện được đổi tên thành Viện Pasteur Nha Trang. Phòng thí nghiệm Yersin được Chính phủ Pháp ở Đông Dương xây dựng lại trên quy mô lớn, gồm các phòng thí nghiệm, phòng bào chế thuốc, nhà giải phẫu, chuồng nuôi súc vật, lầu chứa nước, nhà máy nước đá…
Nhiệm vụ của Viện lúc này là sản xuất thuốc, đào tạo cán bộ, nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh cho người, súc vật và thảo mộc.
12. Viện Hải dương học (Việt Nam)
Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Viện Hải dương học được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc, đến Tháng Chạp năm 1969 thì quyền quản lý chuyển sang Viện Đại học Sài Gòn. Lúc đó bộ sưu tập của Viện có hơn 60.000 mẫu. Viện còn là nơi lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng Biển Đông hoạt động với 76 nhân viên và sinh viên nghiên cứu.
Bên trong Viện Hải dương học (Việt Nam). |
Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính.
Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với cái tên dân dã là "Hồ cá Hải học viện Nha Trang". Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.
Bộ xương cá voi trưng bày trong Viện Hải dương học (Việt Nam) |
Mới đây, Viện được bình chọn là một trong 10 điểm du lịch lịch sử văn hóa hấp dẫn đạt danh hiệu "Điểm du lịch được hài lòng năm 2005.
Sắp tới, Viện sẽ khai trương khu công nghệ cao thuần hóa sinh vật biển, nhằm phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam. Hy vọng rằng du khách sau khi tham quan khu vực này sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng mới cho việc kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới cho du lịch,...
13. Thủy cung Trí Nguyên
Bãi Sạn và Hòn Miễu - Thủy cung Trí Nguyên nhìn từ Cáp treo |
Hình dáng Thủy Cung Trí Nguyên là một chiếc thuyền |
Bên trong thủy cung Trí Nguyên. |
Ðảo Cá ở Nha Trang thuộc vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa còn gọi là Hòn Miễu, đảo Bồng Nguyên. Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất trong số các hải đảo ở Nha Trang, chỉ mất hai mươi phút bằng thuyền máy là đến nơi. Trên đảo có hai địa điểm tham quan du lịch là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi Sỏi.
Cổng vào thủy cung Trí Nguyên. |
Hồ trong nhà nhỏ hơn hồ lộ thiên, cá cũng nhỏ hơn nhưng thuộc loại đắt tiền nhất. Ðó là các loại cá cảnh với đủ màu sắc độc đáo. Hồ thứ ba có thể nói là hồ độc đáo nhất. Ðây là hồ nuôi đồi mồi, rùa biển. Có những con rùa nặng hơn 100 kg và lớp mai trên lưng có đường kính 1,5 m phủ đầy rong rêu, sò,ốc bám vào. Du khách chỉ cần ngồi trên kè đá dùng đôi chân khuấy nhẹ mặt nước hay thả vài mẩu bánh mì là có thể nhìn thấy cả một đàn đồi mồi hay rùa biển tụ lại.
Hồ thứ tư rộng mênh mông, tiếp giáp với chân đồi và bãi biển. Hồ này nuôi đủ loại cá biển từ loại nhỏ xíu như cá cơm cho đến loại cá nặng vài ba tạ. Ðây là hồ cá mà trẻ con ưa thích nhất bởi những bầy cá gỗ được đẩy tới bằng sức đạp, đạp ra giữa hồ để ngắm nhìn thỏa thích đủ loại cá nhởn nhơ bơi lội dưới nước. Để phát huy hết nguồn lực nơi đây mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, năm 1994, Công ty Du lịch Khánh Hòa đã đầu tư 10 tỷ đồng để xây dựng Thủy cung Trí Nguyên theo thiết kế khá độc đáo dạng một con tàu cổ. Trong con tàu được chia thành các tầng: tầng trệt có hồ nuôi cá; tầng 2 là nơi bán hàng lưu niệm, mỹ nghệ và nhà hàng nằm ở tầng 3. Trên boong tàu là cột buồm và khẩu súng thần công, đây cũng là vị trí lý tưởng để ngắm nhìn biển từ trên cao. ,,,Ðây cũng là một điểm hấp dẫn vì được xây dựng theo mô hình một con tàu hóa thạch dài 60 m, cao 30 m nằm dưới biển, ven bờ hải đảo, đứng từ xa cũng có thể nhìn rõ thủy cung này. Thủy cung Trí Nguyên là bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển, sinh vật biển theo mô hình mở.
14. Am Chúa
Am Chúa là nơi thờ Thiên Y Ana Thánh Mẫu (Po Nagar), một vị phúc thần rất được kính trọng ở Khánh Hòa. Am Chúa được xây dựng trên một ngọn núi có tên là núi Ðại An (núi Dưa), thuộc xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.Khách tham quan Am Chúa Nha Trang |
Theo sự tích được ghi lại trong một tấm bia đá từ năm 1856 ở Tháp Bà, Am Chúa được coi là nơi phát tích của Bà Po Nagar lúc ấu thơ sống với cha mẹ nuôi, còn Tháp Bà (Nha Trang) là nơi thờ Bà khi đã hiển thánh.
Ngay từ đầu triều Nguyễn, Thiên Y Ana đã được sắc phong là Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Ðẳng Thần và tại Am Chúa mỗi khi tế lễ thường được tổ chức theo nghi lễ quốc gia do quan đầu tỉnh làm chủ tế
Cổng vào Am Chúa Nha Trang |
Lễ hội ở Am Chúa Nha Trang |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét