Toàn bộ : Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư
7.1. Đánh giá tác động chung của Luật Hành nghề kiến trúc
sư
1. Luật Hành nghề kiến trúc sư là tạo điều kiện và là cơ sở thực hiện cam kết
quốc tế, trƣớc hết là với các
nước trong khối cộng đồng ASEAN, với UIA
và WTO...
2. Luật Hành nghề kiến trúc sư nếu được ban hành sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của giới kiến trúc sư
hành nghề nghiêm túc trên cả nước,
đặc biệt là của nhân dân và toàn xã
hội, người được sử dụng các dịch vụ tƣ
vấn đảm bảo chất lƣợng từ
các tổ chức, cá nhân hành nghề kiến
trúc sư.
3. Luật Hành nghề kiến trúc sư sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề kiến
trúc sư nước ta, đồng thời làm rõ
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hành nghề kiến trúc sư trong nước cũng như nước ngoài ở Việt Nam.
4. Nâng cao trách nhiệm của các
Đoàn Kiến trúc sư là các tổ chức xã
hội nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nước đối với kiến
trúc sư hành nghề hoạt động hành nghề kiến trúc sư.
7.2. Đánh giá các tác động cụ thể
7.2.1. Tác động đến hệ thống pháp luật
a. Hệ thống văn bản pháp luật:
Hiện nay, hoạt động của KTS và hành nghề KTS trên lãnh thổ Việt Nam được
điều chỉnh bởi các Luật, Nghị định, văn bản quản lý nhà nước của các Bộ (danh
mục các văn bản pháp luật liên quan về KTS và hành nghề KTS):
- Luật Xây
dựng số 16/2003/QH1, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13, Luật Doanh nghiệp số 43/2013/QH13, Luật Dân sự số 33/2005/QH11,..
-
Nghị định: Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của
Chính phủ về lập, thẩm
định,
phê duyệt và quản lý qui hoạch
đô thị; Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số
48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính phủ về
hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
Nghị định số 207/20113/NĐ-CP ngày 11/12/2010 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP; Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009;
Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 của
Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị
định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan..
- Thông tƣ số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết cấp chứng chỉ hành nghề hoạt
động xây dựng; Thông tƣ số
08/2008/TT- BXD ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Bộ XD hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc- Quy hoạch cấp tỉnh, thành phố,..
Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật liên quan về hoạt động hành nghề
KTS vừa qua đã được ban hành tƣơng đối đầy đủ, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại chủ yếu sau:
- Quy định chƣa được thống nhất, thiếu cụ thể đối với nghề kiến
trúc, chƣa phù hợp với yêu
cầu quản lý với nghề mang
tính đặc thù.
- Nhiều qui
định còn chung chung, chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế và ít có tác dụng đối với
việc đào tạo xây dựng đội ngũ Kiến trúc sư hành nghề chuyên nghiệp và các điều kiện để Kiến trúc
sư hành nghề có thể cung cấp các
dịch vụ đạt chất lƣợng.
- Các văn bản ban hành còn chƣa tập trung, hiệu lực pháp lý chƣa cao và chƣa điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh như:
+ Quản lý chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của KTS
hành nghề trong điều kiện nền kinh tế
thị trƣờng.
+ Hình thức hành nghề KTS độc
lập
+ Hoạt động hành nghề của tổ chức, cá nhân
nước ngoài hành nghề KTS trên lãnh thổ
Việt Nam.
+ Về việc đăng ký hoạt động hành
nghề kiến trúc sư.
+ Cơ chế thị trƣờng tƣ vấn kiến
trúc trong bối cảnh hội nhập quốc
tế.
+ Tăng cƣờng sự tham gia của tổ
chức xã hội nghề nghiệp trong
quản lý hành nghề KTS.
+ Tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nước và giảm bớt thủ
thục hành chính đối với hoạt động hành nghề KTS.
-
Bên cạnh sự hạn chế của hệ thống pháp luật về thiết kế kiến trúc và
hành nghề KTS, thì các văn bản pháp luật khác có liên quan như
Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, …
đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới một số quy định có liên quan đến hành nghề KTS trong những Luật này không
tƣơng thích với lĩnh vực kiến trúc và hành nghề kiến trúc sư.
b. Tác dụng của Luật Hành nghề kiến trúc sư về mặt pháp lý
-
Luật hành nghề kiến trúc sư được xây
dựng và thông qua là văn bản quy phạm pháp luật dƣới hình thức
Luật đầu tiên và có hiệu lực pháp lý
cao nhất điều chỉnh hoạt động hành
nghề KTS.
-
Cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành được xây dựng và ban hành sau khi Dự thảo Luật hành nghề kiến trúc sư được thông qua sẽ tạo
thành một hệ thống văn bản thống nhất, đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề kiến trúc sư.
-
Luật hành nghề kiến trúc sư được ban
hành sẽ bảo đảm sự đồng
bộ với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành,
khắc phục những hạn chế đã nêu trên và phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước trong giai đoạn
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đai hóa
và hội nhập quốc tế.
c. Dự kiến sửa đổi và xây dựng mới một số văn bản liên quan đến hoạt động hành nghề KTS:
-
Sau khi Luật hành nghề kiến trúc sư ban
hành, dự kiến sửa đổi và xây dựng mới
một số văn bản, sửa đổi một số
nội dung liên quan đến hoạt động hành
nghề KTS tại các văn bản pháp luật về:
+ Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng;
+ Quản lý quy hoạch đô thị;
+ Đấu thầu;
+ Hợp đồng trong hoạt động xây
dựng;
+ Quản lý chất lƣợng công trình;
+ Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô
thị;
+ Cấp chứng chỉ hành nghề KTS;
+ Đào tạo, bồi dƣỡng nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với với KTS hành nghề.
-
Văn bản cần được xây dựng
mới:
+ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật hành nghề kiến trúc sư.
+ Các thông tƣ hướng dẫn thực
hiện.
Nhìn chung, các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng
mới không nhiều, do vậy chi phí cho việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng
mới các văn bản trên không lớn. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung và xây dựng văn
bản mới cần phải tiến hành nhanh chóng, kịp thời sau khi Luật hành nghề
kiến trúc sư được ban hành để Luật
này có thể sớm đi vào cuộc sống.
7.2.2. Đánh giá tác động đến khả năng tuân thủ pháp luật về hành nghề KTS của tổ chức, cá nhân
a. Hoạt động hành nghề KTS bao gồm:
Hành nghề của tổ chức và cá
nhân được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực có năng lực nhận và thực hiện
cung cấp dịch vụ tƣ vấn thiết kế, phản biện, tham vấn trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, đầu tƣ xây dựng công trình, kiến trúc cảnh quan…
b. Luật hành nghề kiến trúc sư
thể chế hóa trách nhiệm của tổ chức
và cá nhân trong hoạt động hành nghề KTS gồm:
Tiêu chuẩn Kiến trúc sư; điều kiện và năng lực hành nghề Kiến trúc
sư; nâng cao trình độ, năng
lực; trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp; nguyên tắc hành nghề Kiến
trúc sư.
-
Luật hành nghề kiến trúc sư thể chế hóa vai trò trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề KTS:
+ Đối với cơ quan quản lý có thẩm quyền: Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề
kiến trúc sư, quản lý nhà nước đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề
KTS...
+ Đối với tổ chức cá
nhân quản lý sử dụng sản phẩm dịch vụ tƣ
vấn kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
c. Tác động cụ thể:
- Tạo môi trƣờng luật pháp minh bạch để mọi
tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hành nghề
KTS.
-
Tăng cƣờng và phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động hành nghề KTS bảo
đảm thực hiện thuận lợi và hiệu
quả quy định pháp luật về hành nghề KTS, góp
phần nâng cao chất lƣợng kiến trúc đáp
ứng yêu cầu đời sống vật chất và tinh thần của dân cƣ và xã hội.
7.2.3. Đánh giá tác động đến quyền và nghĩa vụ của công dân
sư.
a. Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề KTS:
- Nội dung cụ thể:
+ Đăng ký kiến trúc sư hành
nghề.
+ Đào tạo hành nghề kiến trúc sư.
+ Cấp chứng chỉ hành nghề kiến
trúc sư.
+ Gia nhập Đoàn kiến trúc sư
Việt Nam.
+ Hình thức hành nghề kiến trúc sư.
+ Nội dung hành nghề kiến trúc sư.
+ Quyền sở hữu trí tuệ và quyền
tác giả trong hành nghề kiến trúc
- Tác động:
Là căn cứ pháp lý cao nhất bảo
đảm điều kiện cho cá nhân KTS
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề KTS.
b. Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn kiến trúc:
- Luật Hành nghề kiến trúc sư thể chế hóa quyền và nghĩa vụ
của cá nhân quản lý sử dụng sản phẩm dịch vụ tƣ vấn kiến trúc, quy hoạch
xây dựng về
thực hiện hợp đồng dịch vụ tƣ vấn; quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, các
hoạt động dịch vụ khác của kiến trúc sư hành nghề.
- Bảo đảm thực thi quyền của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng chất lƣợng dịch vụ tốt nhất về tƣ vấn thiết kế kiến trúc, quy hoạch.
7.2.4. Tác động kinh tế- môi trƣờng-xã hội
a. Việc thể chế hóa về tiêu chuẩn và các quyền liên quan đến hành nghề KTS tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng kiến trúc, góp phần hình
thành nền kiến trúc bản sắc, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất
nước trong tình hình mới và
nhu cầu vật chất, văn hóa, tinh thần của dân cƣ, cộng đồng.
b.
Hoàn thiện môi trƣờng hành nghề KTS lành mạnh, phù hợp với luật pháp quốc
tế và góp phần tăng cƣờng hội nhập
quốc tế.
c.
Thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực hành
nghề KTS đáp ứng yêu cấu phát triển đất nước trong điều
kiện thúc đẩy CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
d.
Tăng cƣờng sức cạnh tranh trong hoạt động hành nghề KTS trong nước và khu vực.
e. Tổ chức bộ máy quản lý hành nghề KTS:
-
Thực hiện xã hội hóa trong quản lý hoạt động hành nghề KTS.
-
Tinh giản bộ máy quản lý hành
nghề KTS.
7.2.5. Về nguồn lực tài chính:
a.
Nguồn tài chính để
phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động hành nghề KTS.
b.
Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính đối với các hoạt động liên quan đến hành nghề KTS như cấp chứng chỉ HN;
d. Chi phí thực hiện việc đào tạo:
-
Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hành
nghề kiến trúc sư.
-
Đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho KTS
e. Chi phí khác:
-
Chí phí tuyên truyền và phổ biến Luật Hành nghề kiến trúc sư.
-
Chí phí xây dựng
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hành nghề kiến trúc sư.
-
Chi phí duy trì hoạt động của bộ máy quản lý hành nghề KTS
8.3. Kết luận
Việc xây dựng và ban hành Luật
hành nghề kiến trúc sư khắc phục được những hạn chế, bất cập của các văn bản
pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động hành nghề KTS, đồng
thời tăng cƣờng hơn nữa vai trò của
cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản
lý phát tiển kiến trúc bền vững, phù hợp với tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế; góp phần bảo
đảm quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động hành
nghề KTS; tạo ra sự hoàn thiện và đồng bộ trong việc xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kiến trúc
đô thị, nông thôn và các văn bản
có liên quan.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét