Quản lý dự án xây dựng: MỤC ĐÍCH & SỰ SẮP XẾP CỦA CUỐN SÁCH


    Cuốn sách này trình bày những nguyên tắc quản lý một dự án xây dựng bắt đầu từ xây dựng chuẩn bị, qua giai đoạn thiết kế và thi công, cho đến giai đoạn hình thành dự án. Mặc dù mỗi chủ nhiệm dự án có một phong cách quản lý riêng, vẫn luôn có những nguyên tắc cơ bản áp dụng cho tất cả các dự án và người điều hành dự án. Cuốn sách này trình bày các nguyên tắc và trình tự cơ bản để hình thành một hệ thống điều hành dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc dự án.

          Quản lý dự án cần có sự hợp sức cảu các bên tham gia: chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công. Để có sự phối hợp giữa đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công, chủ đầu tư cần phải lập kế hoạch cụ thể, thành lập ban quản lý dự án và tập hợp đội ngũ thực hiện dự án. Điểm cốt yếu để một dự án thành công là việc lựa chọn và phối hợp những người có khả năng hiểu và giải quyết được những vấn đề của dự án. Cuốn sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng quản lý để cho người đọc tự hình thành phong cách quản lý riêng cho mình, đồng thời trình bày các thông tin cần phải thu thập và sử dụng ứng với từng giai đoạn để dự án có thể hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng, trong giới hạn về thời gian và chi phí.

0.2    TRÌNH TỰ SẮP XẾP CỦA CUỐN SÁCH

   Qui trình quản lý dự án gồm các bước sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
Xác định dự án đầu tư (xác định sự cần thiết phải đầu tư)
•    Mục đích sử dụng công trình của bên chủ đầu tư sau khi xây dựng xong.
•    Hình dạng và cấu tạo ban đầu của công trình đáp ứng mục tiêu sử dụng.
•    Khối lượng, yêu cầu chất lượng công việc phải thực hiện.
Dự án tổng mức đầu tư của dự án (phù hợp với mục tiêu và quy mô của dự án)
•    Xác định khả năng tài chính của chủ đầu tư.
•    Xác định chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và dự phòng phí.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư
Lập kế hoạch thực hiện dự án (chiến lược thực hiện công việc)
•    Lựa chọn và phân công những người tham gia dự án.
•    Xác định những nhiệm vụ cần thiết để thực hiện dự án.
Lập tiến độ của dự án (dựa vào quy mô, kinh phí và kế hoạch)
•    Sắp xếp và xác định trình tự thực hiện các công việc hợp lý.
•    Phân phối chi phí và tài nguyên cho các công việc
Theo dõi dự án (để đảm bảo dự án được tiến hành như hoạch định)
•    Tính toán khối lượng công việc, thời gian và chi phí đã sử dụng
•    So sánh công việc, thời gian và chi phí “thực” với công việc, thời gian và chi phí dự trù
Giai đoạn 3: Kết thúc dự án, nghiệm thu và bàn giao công trình (hoàn chỉnh dự án để đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư)
•    Theo dõi, giám sát, và quyết toán.
•    Bàn giao công trình cho chủ đầu tư

        Các giai đoạn này mô tả quá trình quản lý dự án xây dựng theo dạng đơn giản nhất. Từng phần việc trong các giai đoạn này không nhất thiết phải tách rời nhau mà có thể tiến hành cùng lúc hay ảnh hưởng với nhau. Tính dự toán tổng mức đầu tư của dự án trong khi phần việc xác định dự án đầu tư đang được tiến hành. Tương tự, lập tiến độ của dự án iên quan tới phần việc xác định quy mô dự án, lập dự toán, theo dõi và điều hành dự án.

        Công tác quản lý dự án xây dựng phức tạp à do có nhiều bên chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong từng giai đoạn của dự án. Do vậy, phải thực hiện theo một quy trình thống nhất để có thể quản lý thành công dự án. Những chương tiếp theo của cuốn sách này mô tả từng phần việc trong giai đoạn quản lý dự án.

        Chương 1, Các Khái Niệm Cơ Bản Về Quản Lý Dự Án Xây Dựng, định nghĩa những nguyên tắc chung liên quan tới công tác quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng. Phải hiểu cặn kẽ những nguyên tắc cơ bản bởi vì đây là nền tảng cho tất cả các chương còn lại.Ứng dụng không có hiệu quả những nguyên tắc này à nguyên nhân phát sinh các vấn đề iên quan tới công tác quản lý dự án.

        Chương 2, Hình Thành Dự Án, trình bày các loại hồ sơ, giấy tờ, văn bản iên quan tời dự án. Tuy nhiên, chủ đầu tư có thể hợp đồng với một cơ quan tư vấn hỗ trợ cho công tác lập dự án đầu tư này (phương thức chủ nhiệm điều hành dự án). Chủ nhiệm dự án phải xem xét nhu cầu xã hội/ thị trường để xác nhận quy mô dự án, xác định nguồn vốn và lựa chọn phương thức quản lý dự án phù hợp. Cần phải thu thập thông tin từ những cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của dự án.

        Chương 3, Xác Định Kinh Phí Đầu Tư Của Dự Án, kinh phí dự án liên quan đến các bên tham gia dự án: chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công. Kinh phí phải phù hợp với khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện. Bất cứ thay đổi nào về quy mô hay thời gian thực hiện của dự án hầu như luôn luôn ảnh hưởng tới kinh phí, do vậy chủ nhiệm dự án phải luôn cảnh giác với những thay đổi của dự án và xét đến ảnh hưởng của những thay đổi với kinh phí.

        Chương 4, Hoạch Định Dự Án, nội dung trình bày trong chương này rất quan trọng bởi vì kế hoạch thực hiện dự án là bộ khung sườn hướng dẫn toàn bộ công việc của dự án. Nội dung của chương này liên quan tới tất cả các giai đoạn trong công tác quản lý dự án và tất cả các chương của cuốn sách này.

        Chương 5, Tiến Dộ Dự Án, cung cấp cơ sở xác định khối lượng công việc cần thực hiện, xác định môi liên quan giữa công việc phải àm và nhân ực, kinh phí và thời gian. Tiến độ của dự án sẽ không có một kế hoạch hoàn chỉnh như được mô tả trong chương 4, và nó à nền tảng cho công tác theo dõi dự án được miêu tả trong chương 6.

        Chương 6, Theo Dõi Và Kiểm Soát Dự Án, khi không có một kế hoạch dụ án rõ rang như được mô tả ở chương 4, và một tiến độ chi tiết như được mô tả trong chương 5 thì không thể theo dõi và kiểm soát được dự án. Chương này quan trọng bởi vì các dự án luôn có xu hướng thay đổi quy mô, vượt dự án và chậm tiến độ. Một hệ thống kiểm soát được thành lập để theo dõi đồng thời ba thành phần của dự án: công việc được thực hiện, kinh phí và thờ gian. Phải theo dõi đồng thời cả ba phần, vì khi có một sự thay đổi ở bất kì thành phần nào thì hai thành thành phần còn lại cũng thay đổi theo.

            Chương 7, Giai Đoạn Thi Công Xây Dựng, là nội dung quan trọng bởi vì phần lớn chi phí của một dự án được sử dụng trong giai đoạn thi công, và chất lượng của dự án phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác thi công. Phần lớn các cuốn sách viết về quản lý dự án xây dựng tập trung nhiếu vào giai đoạn thi công. Cuốn sách này nhấn mạnh công tác quản lý dự án từ giai đoạn ban đầu hình thành dự án cho đến khi giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình theo quan điểm của chủ đầu tư.

           Chương 8, Hoàn Thành Dự Án, thảo luận những bước cần thiết để hoàn thành dự án và bàn giao cho bên chủ đầu tư. Đây là giai đoạn quan trọng của dự án bởi vì phía chủ đầu tư đã sử dụng gần hết vốn đầu tư của dự án nhưng chưa nhận được bất cứ lợi ích nào từ số tiền đã tiêu tốn cho đến khi dự án hoàn thành và có thể đưa vào sử dụng. Khó khăn khi nghiệm thu dự án là do luôn tồn tại những phần việc nhỏ cần phải hoàn tất trong giai đoạn cuối này.

           Chương 9, Những Lời Khuyên Để Thực Hiện Dự Án, tập trung vào khía cạnh con người trong quản lý dự án. Mặc dù cuốn sách này chủ yếu nhấn mạnh vào các kỹ năng và trình tự quản lý dự án, nhưng chính con người mới là yếu tố chính đảm bảo sự thành công của dự án. Do vậy, không chỉ phụ thuộc vào hệ thống quản lý dự án mà bỏ qua vai trò quan trọng của con người đối với dự án.


Xem toàn bộ sách Quản lý dự án xây dựng của tác giả Đỗ Thị Xuân Lan : xem ngay
Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét