Xem toàn bộ nội dung sách: Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
4.3.1. Yêu cầu chung của căn hộ hiện đại.
Nhà ở là một tập hợp không gian dành riêng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của một gia đình, vì vậy phải bảo đảm được trước tiên những chức năng cơ bản của gia đình thể hiện trong ngôi nhà ở hiện đại. Nhà ở hay căn hộ phải đảm bảo một số yêu cầu sau
a. Tính độc lập khép kín
Bảo đảm sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình
Nhà ở là để phục vụ cho từng gia đình và để thuận lợi cho sinh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh riêng thì mỗi gia đình cần phải bảo đảm được cuộc sống trong một căn hộ biệt lập theo nguyên tắc “sống mỗi người một nhà, chết mỗi người mỗi mồ”.
Do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật nói chung và xây dựng nói riêng, do sự phát triển những quan điểm mới về văn hoá - thẩm mỹ nên yêu cầu đối với nhà ở ngày càng được nâng cao. Nhà ở trước hết phải đáp ứng được nhu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống muôn vẻ của con người, bảo đảm từ việc ăn uống sinh hoạt tính cảm đến nghỉ ngơi, giao tiếp, học tập, giải trí, giải phóng phụ nữ và giáo dục tốt con cái ... ngoài việc góp phần nâng cao thể lực của con người còn phải góp phần nâng cao trí tuệ, thẩm mỹ... Việc bảo đảm nghỉ ngơi yên tĩnh sau giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà máy là một yêu cầu rất quan trọng có ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn lao được bảo đảm trước tiên ở tính độc lập khép kín của căn nhà. một trong những xu hướng thiết kế trên thế giới hiện nay là thiết kế những phòng thoả mãn nhiều công năng, không gian linh hoạt mềm dẻo. Trong nhà ở, còn phải thoả mãn mọi yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống văn minh đó là bảo đảm được điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến. điều kiện hưởng thụ vật chất tinh thần cao, phải có những không gian rộng rãi tiện nghi như bếp kết hợp ăn, khối WC, chỗ để đồ đạc (kho, tủ tường), chỗ phơi (sân nắng), lôgia, ban công sân sâu (vườn treo - pécgôla). Tất cả những tiện nghi trên phải được dành riêng cho từng hộ gia đình.
b. Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng.
- Tổ chức không gian nhà ở phải bảo vệ được gia đình và từng thành viên trong gia đình phát triển an toàn, hài hoà, gắn bó được các thành viên với nhau trong mối quan hệ thuận hoà. Nhà ở còn phải giải quyết được mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài như bảo đảm chế độ vệ sinh,, chống nắng, chống gió, chiếu sáng, cách âm và chống ẩm... Tóm lại, nhà ở trước tiên bảo đảm được một chế độ vi khí hậu thích hợp với con người.
- Nhà ở còn phải là một nơi trú ẩn, pháo đài riêng của gia đình, tạo cho gia đình không chỉ chống lại những bất lợi của thiên nhiên mà còn chống lại những bất lợi và nguy hiểm của xã hội và nhất là để mọi người có điều kiện được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. muốn vậy thì
+ Nhà ở phải đáp ứng được hoạt động của chức năng gia đình, phân biệt bởi quy mô nhân khẩu, cấu trúc các chế độ (lứa tuổi), giới tính, nghề nghiệp, chuyên môn và trình độ học vấn của gia chủ, đáp ứng được lâu dài những nhu cầu biến động của chu trình sống gia đình.
+ Hoạt động chính và phụ đáp ứng nhu cầu không chỉ về không gian diện tích cần thiết, có mối quan hệ công năng hợp lý, mà cả những tính cách riêng của từng không gian đó. Cụ thể khi thiết kế cần chú ý đến các hoạt động chính (ngủ, ăn, tiếp khách, làm việc...) dẫn đến sử dụng tiêu chuẩn diện tích ở sao cho hợp lý; hoạt động phụ như bếp cất giữ đồ, vệ sinh cá nhân, thư giãn bên cạnh thiên nhiên... liên quan đến diện tích phụ quy định cho thoả đáng.
+ Ngoài ra còn phải phân khu rõ ràng các hoạt động chung và riêng để tạo được không khí ấm cúng gia đình và phát triển hài hoà cho từng cá nhân thành viên như hoạt động mang tính cá thể (ăn, tiếp khách, vệ sinh chung...) chung cho toàn gia đình và theo nhóm lứa tuổi, thế hệ, giới tính...; hoạt động mang tính cá nhân cần tôn trọng như ngủ, học tập, nghiên cứu...
- Đáp ứng được mức sống, thị hiếu sở thích, khả năng kinh tế của gia đình, của xã hội đồng thời phù hợp với chính sách nhà ở.
- Kiến trúc nói chung cũng như nhà ở nói riêng không bao giờ tách khỏi điều kiện kinh tế và đời sống văn hoá, mức sống xã hội. Nhà ở ngày xưa rất đơn giản, thiếu những tiện nghi đời sống cao vì xã hội chưa thể tạo được, nhưng nhà ở của xã hội kinh tế phát triển đã cho phép dự kiến những điều kiện về diện tích, khối tích cũng như quy mô số phòng, các thiết bị tiện nghi đời sống càng ngày càng cao hơn rất nhiều, song song với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sức sản xuất xã hội đã được nâng cao. Vì thế, bất kỳ ở một thời kỳ kinh tế phát triển nào cũng kèm theo nó có những chính sách về nhà ở để hướng dẫn những kiểu nhà phù hợp với mức sống về trình độ khoa học kỹ thuật đương thời, chẳng hạn như
+ Ở các nước nghèo, các chung cư đã được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích ở 4,5 - 6m2 người.
+ Ở các nước đang phát triển thì tiêu chuẩn này có thể tăng lên 6-8m2/người (thời kỳ đầu) và 8-12m2/người (thời kỳ sau)
+ Với điều kiện Việt Nam hiện nay tác giả đề nghị tham khảo
Hộ 1 phòng cho 1-2 người (20%) 17-18m2 (không gian ở)
Hộ 1,5 - 2 phòng cho 3-4 người (35%) 28-30m2 (không gian ở)
Hộ 2 - 2,5 phòng cho 5-6 người (30-35%) 32-34m2 (không gian ở)
Hộ 2,5 - 3 phòng cho 7-8 người (10%) 43-46m2 (không gian ở)
Hộ 3 - 4 phòng cho ≥ 9 người (5%) 52-56m2 (không gian ở)
+ Cấu trúc căn hộ này ứng với tiêu chuẩn ở bình quân đầu người khoảng 7m2 và với nhân khẩu trung bình một hộ là 4,5 người, áp dụng cho các chung cư ở độ thị phục vụ người nghèo và người có thu nhập trung bình. Về diện tích phụ có thể từ 12,5m2 đến 16m2 tuỳ quy mô diện tích ở (không kể diện tích ban công, lôgia).
+ Ở các nước kinh tế phát triển cao hiện nay, các chung cư được thiết kế với tiêu chuẩn 12-15m2/người.
- Trong kiến trúc nhà ở hiện nay, ngoài các kiến trúc sư và các kỹ sư tham gia thiết kế ra, còn có một lực lượng đông đảo các nhà chuyên môn về kinh tế, y học và xã hội học đóng góp vào lĩnh vực này. Nội dung nghiên cứu của họ là những vấn đề kinh tế nhà ở, quan hệ giữa kiến trúc và sức khoẻ, tâm lý, cơ thể con người và vấn đề kích cỡ thiết bị: phân bố nhân khẩu, dân cư, và mô hình tổ chức môi trường ở quan hệ tương hỗ giữa con người với nhau và con người với thiên nhiên và xã hội. Ngoài vấn đề nghiên cứu mặt bằng linh hoạt với diện tích nhất định có chú ý biến đổi không gian khi lứa tuổi trong gia đình thay đổi, cũng cần nghiên cứu về thành phần nhân khẩu, cơ cấu hộ gia đình... là những yếu tố quan trọng tác động đến việc thiết kế, xây dựng nhà ở có được mỗi người ưa thích và tiếp nhận không?
- Khi thiết kế còn cần tìm hiểu nghề nghiệp cụ thể của người sử dụng tương lai mà tạo căn hộ có những nội dung phù hợp với các đối tượng sử dụng khác nhau. Phong cách lối sống trong nhà phải được xử lý đúng đắn, hợp lý, hài hoà, chú ý đầy đủ các mặt tỷ lệ hộ phòng, thông gió và chiếu sáng, kiểu cách đồ gỗ, chất lượng trang trí và biết kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên, lợi dụng tầm nhìn đẹp.
c. Thoả mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần
- Căn hộ là một tập hợp các không gian kiến trúc nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt, ăn ở trong gia đình. Việc tạo nên không gian này xuất phát từ việc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cho một gia đình. Việc tạo nên không gian kiến trúc này xuất phát từ việc thoả mãn các yêu cầu cơ bản do chức năng gia đình lập ra.
- Chức năng của gia đình thường cần các không gian sinh hoạt thể hiện rõ hai mặt tính chất sau
+Bảo đảm các nhu cầu vật chất cụ thể (m2, m3) của gia đình và các thành viên thể hiện ở các chỗ là các thành viên của gia đình phải có những diện tích và không gian hợp lý cho hoạt động vật chất cũng như tinh thần để có thể bảo vệ được sức khoẻ, tái tạo được sức lao động và phát triển đầy đủ tinh thần và trí tuệ... Nhóm thành viên và gia đình cũng cần được dự kiến những không gian diện tích thích hợp cho sinh hoạt tập thể để củng cố quan hệ gia đình, truyền thống văn hoá.
+ Bảo đảm nhu cầu tinh thần cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình đều có những nhu cầu sinh hoạt biệt lập theo sở thích rất cần thiết cho cuộc sống hài hoà và cân bằng tâm sinh lý. Ngoài những nhu cầu có thể sinh hoạt chung với các thành viên khác, mỗi cá nhân cần có một không gian tách biệt và độc lập nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư (suy tư, mở rộng kiến thức, thư giãn...). Do vậy, trong các căn hộ nói chung
thường cần có những không gian không chỉ đủ rộng mà còn được phân khu, họp nhóm hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu trên.
d. Giải pháp tổ chức liên kết giao thông trong căn nhà
- Thường gặp hai giải pháp chính là dùng tiền phòng làm nút giao thông để liên hệ vào các phòng khác và dùng phòng khách làm nơi sinh hoạt chung làm đầu nút giao thông. Tất nhiên với căn hộ có thể kết hôp với một số hành lang lối đi nôi bộ gia đình để tạo sự riêng tư và kín đáo cho một số phòng thuộc khu vực đêm, cũng như với căn hộ nhiều tầng thì càu thang có thể bô trí ở tiền phòng sinh hoạt chung. Khi ấy tầng thấp dành cho khi sinh hoạt ngày. Các tầng dàng cho khu sinh hoạt đêm.
- Ưu khuyết điểm từng giải pháp sẽ nghiên cứu kỹ khi nói cụ thể từng dạng nhà ở trong các chương sau.
- Cho đến nay, nhà ở còn có thể là một tổ hợp không gian phong phú. biến hóa liên hoàn với mỗi phòng, mỗi không gian là một chức năng riêng biệt để thỏa mãn những nhu cầu phong phú của đời sống gia đình hiện đại, bảo đảm được quyền khai thác sử dụng theo sở thích của gia chủ, có giải pháp tổ hợp không gian nội ngoại thất vô cùng linh hoạt và phong phú, các không gian có thể đan xen, biến hóa cơ động…
- Như vậy, nhà ở là một sản phẩm do con người tạo ra luôn luôn được hoàn thiện, cải tiến với kinh nghiệm chinh phục thiên nhiên, khai thác thiên nhiên, tận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và chạy theo đời sống ngày một nâng cao của văn minh xã hội nên sẽ không bao giờ có một mẫu nhà ở nào luôn luôn lý tưởng cho moi người, mọi thời đại.
4.3.2 Các giải pháp tổ hợp không gian nội thất căn hộ hiện đại
- Tạo nên các phòng biệt lập bằng liên hệ thông qua tiền phòng và hành lang, giải pháp thường hay áp dụng cho các nước xứ lạnh, các nước có lối sống, yêu cầu về sinh hoạt của cá nhân cao. Các tổ chức cho phép chúng ta tạo nên sự kín đáo, riêng tư và điều kiện hóa khí hậu cục bộ thuận lợi. bên trong căn hộ và sinh hoạt gia đình có hơi cứng nhắc, lạnh lùng, thiếu sự quan tâm lẫm nhau của một tổ ấm đích thực kiểu phương Đông.
- Dùng phòng sinh hoạt chung, phòng khách để hợp quanh nó các phòng khác, tạo không gian đầm ấm cho gia đình, tạo không gian nội thất, kiến trúc phong phú chop không gian đối ngoại đồng thời tạo được sự biệt lập, kín đáo cần thiết cho việc sinh hoạt đêm, tuy nhiên ở các nước xứ lạnh việc điều hòa không khí sưởi ấm phòng sinh hoạt chung sẽ rất khó thực hiện một cách kinh tế hiệu quả.
- Không gian lưu thông liên hoàn theo giải pháp này các phòng không có vách ngăn. Cửa ra vào rõ rệt mà chit tạo nên những góc kín đáo bằng những hình thức thiết bị tủ đứng, bình phong, vách nhẹ cơ động…..
- Tóm lại
Ở các giải pháp này không gian nội thất sẽ biến hóa vô cùng phong phú, luôn tạo nên những điểm bất ngờ, có những sự đan xem về không gian nhưng vẫn có sự biệt lập cần thiết đồng thời lại cho phép con người có thể biến hóa tổ chức ngăn chia lại không gian tùy thích để đáp ứng nhu cầu về biến động nhân khẩu của gia đình. Tuy nhiên nó cũng cần tạo nên sự riêng tư, kín đáo cho hoạt động của từng thành viên không được triệt để cho việc bảo đảm một chế độ khí hậu thích nghi ở nội thất sẽ tốn kém (điều hòa không khí tốn năng lượng).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét