Thiết kế kiến trúc nhà ở : Yêu cầu về giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thẩm mỹ đối với nhà ở

Xem toàn bộ nội dung sách: Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở


4.4    Yêu cầu về giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thẩm mỹ đối với nhà ở

4.4.1 Các yêu cầu về giải pháp kiến trúc
-    Khi thiết kế nhà ở phải chú ý đến điều kiện khí hậu, cơ cấu dân cư, tập quán dân tộc và các điều kiện khác của địa phương.
-    Trong nhà ở các phòng ngủ bố trí tại các tầng trên mặt đất, đối với những vùng cao, được phép bố trí phòng ở hai tầng chân tường. Trong trường hợp này mặt nền của phòng ở so với mặt hè sát cạnh nhà không được phép thấp hơn 1.2m, và cửa sổ của phòng phải ở cách xa mép lối đi lại ít nhất là 3m.
-    Trong nhà ở, chiều cao tầng (tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên) quy định là 3m, chiều cao thông thuỷ của phòng không được thấp hơn 2,7m. (nếu phòng ngủ dùng gường 2 tầng thì chiều cao thông thuỷ của phòng không được phép nhỏ hơn 3m).
-    Chiều sâu phòng ở (tính theo chiều lấy ánh sang tự nhiên trực tiếp) lấy ánh sáng  từ một phía không được vượt quá 6m (tính thông thuỷ) và không được lớn hơn hai lần chiều phồng ở.
-    Khi nhà ở quay ra mặt phố hay ra quảng trường, được phép bố trí ở tầng một hoặc chân tường của các cửa hang công nghệ phẩm, dịch vụ công cộng phục vụ đời sống,  trong trường hợp này các phòng của các xí nghiệp, cơ quan trên phải đảm bảo cách âm và chống gây mùi ô nhiễm cho nhà ở bằng các giải pháp kĩ thuật thích hợp. Khi trong nhà ở hoặc kề với nhà ở có bố trí các cửa hang thì không được thiết kế lối vào nhà ở trực tiếp với sân nhập hàng.
-    Trong nhà ở các phòng ở, bếp phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp.
-    Trong nhà ở không được bố trí máy bơm nước và nồi hơi; trạm biến thế ở trong hoặc kề vời nhà; trạm điện thoại tự động, (trừ loại phục vụ ngôi nhà; trụ sở cơ quan hành chính thành phố, quận); phòng khám bệnh,(trừ khám phụ khoa và răng); phòng ăn giải khát trên 50 chỗ; nhà vệ sinh công cộng; các bộ phận chứa hoặc sử dụng vật liệu dễ cháy; các bộ phận phát sinh ra tiếng động, tiếng ồn, hơi độc hại và chất thải độc hại quá giới hạn cho phép; cửa hang cá chuyên doanh; các cửa hang vật liệu xây dựng, hoá chất, tạp phẩm mà khi hoạt động làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở.
4.4.2    Cầu thang trong chung cư nhiều tầng
-    Yêu cầu giao thông công cộng trong một chung cư cũng liên quan trực tiếp đến chất lượng ở. Người ở trong một chung cư có yêu cầu nút giao thông (sảnh, thang máy, thang bộ) phải được sang sủa và nên được thông thoáng tự nhiên là tốt nhất, hành lang dẫn đến các căn hộ cần ngắn gọn, gần như không có hành lang, mà chỉ là lối đi vào các căn hộ.
-    Cầu thang là nút giao thông thẳng đứng của một ngôi nhà, có tầm quan trọng lớn đối với chất lượng sử dụng cho nên khi thiết kế cần chú ý đúng mức. Cầu thang bảo đảm các chức năng liên hệ thẳng đứng và thoát người khi có sự cố.
-    Cầu thang có các loại như cầu thang có chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín (ở giữa nhà), cầu thang ngoài trời.
-    Cầu thang có chiếu sáng tự nhiên
Loại này đặt trong nhà nhưng một cạnh của buồng thang tiếp xúc với thiên nhiên vừa thông gió, chiếu nắng, phòng chữa cháy tốt; về mặt sử dụng cũng tiện nghi, phù hợp với tâm lý con người do đó được sử dụng rộng rãi nhất.



-    Cầu thang kín
Loại này đặt giữa nhà, không có chiếu sáng nhân tạo, tiết kiệm diện tích giao thông đi vào các phòng. Mặt bằng nhà ở loại cầu thang này tương đối chặt chẽ, được các nước xứ lạnh ưa thích nhưng đòi hỏi phải có những chỉ dẫn quy định nhất định (ví dụ số tầng lớn phải được thiết kế hai cầu thang).
-    Cầu thang ngoài trời
Cầu thang này ngoài chức năng liên hệ thẳng đứng còn có tác dụng rất lớn về mặt mỹ quan. Trong trường hợp nhà cao tầng, để tận dụng và an toàn, ít thiết kế loại cầu  thang này mà dùng cầu thang trong nhà là chính.
-    Theo hình thức cầu thang có thể được chia ra
+ Cầu thang hai vế song song
+ Cầu thang một vế lên thẳng
+ Cầu thang ba vế thẳng góc, cầu thang ngang có bậc chéo hai đầu, hoặc cầu  thang tròn (ít được sử dụng rộng rãi so với hai loại trên).
-    Vị trí, số lượng, kích thước cầu thang phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng; số tầng cao; số người.
-    Khi thiết kế cầu thang phải chú ý những quy cách sau đây
+ Số bậc liên tục một vế không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18.
+ Chiều rộng thân thang được lấy 0,6m rộng cho 100 người cần thoát.
+ Chiều rộng thông thuỷ của thang ít nhất là 1,05m; chiều rộng buồng cầu thang ít nhất là 2,2m (thông thuỷ).
+ Chiếu nghỉ và chiếu tới không nhỏ hơn 1,2m.
+ Độ dốc cầu thang I=1:2 hay 1:1,75. Kích thước bậc bảo đảm a+2b = 60cm.
Riêng cầu thang nội bộ gia đình có thể làm dốc đến 450.
+ Kích thước bậc thang I = 1:2 lấy bằng 15x30cm; trường hợp làm thêm dốc đẩy xe đạp ở giữa, làm độ dốc nhỏ hơn I = 1:3.
+ Chiều rộng buồng thang ở nước ta thường lấy bằng bước cột của mặt bằng nhà, thường gặp nhất là 2,7m; 2,8m; 3m... có khi 2,4m.
+ Ở một số nước chiều rộng vế thang có kích thước tuỳ thuộc vào số tầng; có thể tham khảo như sau
Nhà 2-3 tầng lấy 1,1 đến 1,2m Nhà 4-5 tầng lấy 1,2 đến 1,3
Nhà 6 tầng trở lên lấy 1,3 đến 1,4m
-    Thiết kế cầu thang trong nhà nên chú ý đến hai cách tổ chức lối vào của căn hộ tầng một
+ Tổ chức lối vào dưới cầu thang (trường hợp này nên chú ý bảo đảm chiều cao từ nền đến dầm thang của chiếu tới tầng một, cũng như chú ý tổ chức mái hắt ở cổng vào ở nhà phía ngoài cao hơn sàn chiếu tới cầu thang một đoạn để bảo đảm mỹ quan).
+ Lối vào nhà ở được đặt một sảnh nhỏ đối diện với cầu thang qua hành lang, loại này rộng rãi nhưng chiếm một diện tích tương đương với một phòng ở.
4.4.3    Thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở



-    Thẩm mỹ là sự cẩm thụ cái đẹp của thế giới xung quanh, cái đẹp luôn gắn liền với cảm nhận.
-    Kiến trúc được coi là biểu hiện của vẽ đẹp toán học dựa trên tính đối xứng hài hoà và hợp lý.
-    Trong thiết kế kiến trúc nhà ở, ngoài các quy luật tổ hợp và tỷ lệ quen thuộc như vần điệu, tương phản, chính phụ…. Ta còn phải chú ý đến các yếu tố xung quanh, địa điểm. Yếu tố khung cảnh xung quanh có một vai trò đặc biệt trong thiết kế kiến trúc nhà ở. Nếu như trong kiến trúc công trình sự tương thích và phù hợp giữa các phần là một điều kiện cơ bản, để tạo nên một tổng thể thống nhất và hài hoà thì trong nhà ở, nó được chuyển lên một bình diện khác- bình diện quần thể.

Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét