Dự án luật hành nghề Kiến Trúc Sư: CHƢƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hành nghề, tiêu chuẩn; quyền, nghĩa vụ của kiến trúc sư hành nghề của tổ chức hành nghề kiến trúc sư; hành nghề của tổ chức hành nghề kiến trúc nước ngoài kiến trúc hành nghề nước ngoài tại Việt Nam và việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm công trình kiến trúc trong việc hành nghề kiến trúc sư.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hành nghề kiến trúc sư ở Việt Nam.
Trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế nước Cộng hòa XHCN Việt Nam kết khác Luật này, thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế.

Điều 3: Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dƣới đây được hiểu như sau:
1)    Kiến trúc sư hành nghề là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện năng lực hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
2)   Hành nghề kiến trúc sư là hoạt động nghề nghiệp của công dân kiến trúc sư nhằm tạo ra công trình kiến trúc bao gồm quá trình sáng tạo lập, thiết kế kiến trúc, phối hợp lập tất cả các thành phần của hồ sơ thiết kế xây dựng hoặc cải tạo (gọi chung là hồ sơ xây dựng), thực hiện giám sát tác giả đối với việc xây dựng công trình kiến trúc, cũng như hoạt động của các pháp nhân về tổ chức hoạt động nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.


3)    Hội đồng Kiến trúc sư Hành nghề là cơ quan được Bộ trƣởng Bộ Xây dựng công nhận theo đề nghị của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam theo điều 16 của Luật này.
4)    Giải pháp kiến trúc là phương pháp giải quyết của tác giả về thiết kế công trình kiến trúc như hình dáng bên ngoài bên trong, sự tổ chức không gian, mặt bằng và công năng, được xác định trong phần kiến trúc của hồ sơ thiết kế xây dựng được thể hiện trong công trình kiến trúc sau khi hoàn thành.
5)   Thiết kế kiến trúc là phần sáng tác phương án kiến trúc của hồ sơ xây dựng hoặc hồ sơ thiết kế kiến trúc (kiến trúc công trình, kiến trúc cảnh quan, kiến trúc nội thất) hoặc quy hoạch (quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn), chứa đựng các giải pháp kiến trúc có tính đến toàn bộ các yêu cầu về mặt xã hội, kinh tế, công năng, kỹ thuật, công nghệ, phòng chống cháy, kỹ thuật vệ sinh, sinh thái, bảo vệ môi trƣờng, kiến trúc – nghệ thuật cũng như những yêu cầu khác đối với công trình với số lƣợng đủ để lập hồ sơ xây dựng các loại công trình cần sự tham gia của kiến trúc hành nghề.
6)   Công trình kiến trúc là ngôi nhà, quần thể các ngôi nhà công trình xây dựng, các công trình nghệ thuật cảnh quan hay công viên – vƣờn hoa được xây dựng theo thiết kế kiến trúc.
7)    Giám sát tác giả là hoạt động giám sát của kiến trúc sư hành nghề trong quá trình lập hồ sơ xây dựng thi công xây dựng công trình nhằm bảo đảm việc lập hồ sơ thi công xây dựng theo đúng thiết kế.
8)    Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bao gồm các quyền nhân thân quyền tài sản quy định tại các điều 63,64,65 66 của Luật này.
Đối tượng của quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là thiết kế kiến trúc, hồ sơ xây dựng được lập theo thiết kế kiến trúc cũng như công trình kiến trúc.
9)   Dịch vụ tư vấn kiến trúc bao gồm việc cung cấp các phương án kiến trúc, hồ sơ xây dựng hay những công việc tƣơng tự khác được sử dụng trong xây dựng, cải tạo công trình quy định tại điều 5 của Luật này.
10)   Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư là Giấy chứng nhận cấp cho người đạt tiêu chuẩn, điều kiện năng lực hành nghề kiến trúc sư tại điều 18 của Luật này.

Điều 4: Chức năng xã hội của kiến trúc sư hành nghề



Hoạt động nghề nghiệp của kiến trúc sư nhằm góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo lập và bảo vệ môi trƣờng sống của con người.

Điều 5: Các dịch vụ tƣ vấn của kiến trúc sư hành nghề

Các dịch vụ tƣ vấn của kiến trúc sư hành nghề bao gồm việc cung cấp dịch vụ tƣ vấn thiết kế kiến trúc và các dịch vụ khác có liên quan đến một  hoặc toàn bộ các công việc của hoạt động xây dựng.

Điều 6: Nguyên tắc hành nghề kiến trúc sư

1.   Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật các quy tắc xây dựng đô thị và điểm dân cƣ nông thôn.
2.  Tuân thủ các quy chế, quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước thuộc lĩnh vực thiết kế, quy hoạch kiến trúc xây dựng.
3.  Tuân theo quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp kiến trúc sư.
4.    Sáng tạo, độc lập, trung thực, khoa học tôn trọng sự thật khách quan.
5.    Sử dụng tri thức các biện pháp hợp lý để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
6.  Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về hoạt động nghề nghiệp kiến trúc sư.
7.   Giữ gìn bí mật cho khách hàng trong việc thực hiện các dịch vụ thiết kế kiến trúc.

Điều 7: Nguyên tắc quản lý hành nghề kiến trúc sư

1.  Kết hợp quản Nhà nước với sự phát huy vai trò tự quản của tổ chức hội nghề nghiệp của kiến trúc hành nghề.
2.  Tuân thủ pháp luật.
3.   Tôn trọng đạo đức ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành
nghề.
4.  Tạo điều kiện tổ chức nguồn lực các điều kiện khác cho sự tự
do sáng tạo của kiến trúc sư, phát triển khoa học và đào tạo kiến trúc sư.

Điều 8: Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề



1.    Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề là Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam và Đoàn Kiến trúc sư cơ sở thành lập theo khu vực lãnh thổ đất nước.
2.   Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề được thành lập để tập hợp đội ngũ kiến trúc sư hành nghề, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của kiến trúc sư hành nghề; bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các kiến trúc sư; giám sát việc tuân thủ theo pháp luật, quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.
3.    Thực hiện quản hành nghề kiến trúc sư theo quy định của Luật này và Điều lệ của Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam Đoàn Kiến trúc sư cơ sở, đảm bảo sự tự do sáng tạo của kiến trúc sư hành nghề trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Điều 9: Khuyến khích các hoạt động hành nghề kiến trúc sư

Nhà nước khuyến khích kiến trúc sư hành nghề và tổ chức hành nghề kiến trúc sư hoạt động trợ giúp tƣ vấn kiến trúc miễn phí cho những người nghèo những tổ chức nhân đạo phi lợi nhuận hoạt động lợi ích của xã hội, cộng đồng.

Điều 10: Các hành vi nghiêm cấm

1.   Nghiêm cấm kiến trúc sư hành nghề thực hiện các hành vi    sau
đây:
a.   Cung cấp dịch vụ  vấn  cho khách hàng có quyền lợi đối    lập
với Nhà nước và xã hội.
b.  Cố ý cung cấp tài liệu, số liệu giả, sai sự thật, lập hồ sơ thiết kế kiến trúc xây dựng kém chất lƣợng, thiếu khách quan, trái với quy  định của pháp luật.
c.   Mọi mối quan hệ với người có quyền sử dụng các thủ đoạn tiêu cực trái với đạo đức nghề nghiệp để giành giật công việc dịch vụ vấn trong thi tuyển, đấu thầu hoặc chỉ định thầu tƣ vấn.
d.  Sách nhiễu, lừa dối khách hàng.
e.   Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao với chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ vấn.
g.   Lợi dụng việc hành nghề kiến trúc sư, danh nghĩa kiến trúc sư hành nghề để gây ảnh hƣởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, môi trƣờng sống, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, nhân.


h.   Thuê, mƣợn kiến trúc sư không có giấy phép hành nghề, hành nghề bất hợp pháp.

2.   Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động sáng tạo hợp pháp của kiến trúc hành nghề.
Share on Google Plus

About Xinh Blog

Đây là 1 website thiết kế kiến trúc nhà ở tổng hợp từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét