Xem toàn bộ : LUẬT XÂY DỰNG
Điều 72. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình
Công
trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.
Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng
do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận;
2. Có giấy phép xây
dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 68
của Luật này;
3. Có thiết kế bản
vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;
4. Có hợp đồng xây
dựng;
5. Có đủ nguồn vốn
để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự
án đầu tư xây dựng công trình;
6. Có biện pháp để
bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
7. Đối với khu đô
thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần
các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.
Điều 73. Điều kiện thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu khi hoạt
động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt
động thi công xây dựng công trình;
b) Có đủ năng lực
hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình;
c) Chỉ huy trưởng
công trường có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình phù hợp;
d) Có thiết bị thi
công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng công trình.
2.
Cá nhân tự tổ chức xây dựng nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn nhỏ
hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng thì phải có năng lực hành nghề thi công
xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn và vệ sinh môi
trường.
Điều 74. Yêu cầu đối với công trường xây dựng
Tất cả các công
trình xây dựng phải được treo biển báo tại công trường thi công. Nội dung biển
báo bao gồm:
1. Tên chủ đầu tư
xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;
2. Tên đơn vị thi
công, tên người chỉ huy trưởng công trường;
3. Tên đơn vị thiết
kế, tên chủ nhiệm thiết kế;
4. Tên tổ chức hoặc
người giám sát thi công xây dựng công trình;
5. Chủ đầu tư xây
dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc
người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh
còn phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong
việc thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây
dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền
sau đây:
a) Được tự thực hiện
thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng
công trình phù hợp;
b) Đàm phán, ký kết,
giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Đình chỉ thực
hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của
pháp luật;
d) Dừng thi công xây
dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công
trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi
trường;
đ) Yêu cầu tổ chức,
cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi
công xây dựng công trình;
e) Không thanh toán
giá trị khối lượng không bảo đảm chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp
lý;
g) Các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây
dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau
đây:
a) Lựa chọn nhà thầu
có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình
phù hợp để thi công xây dựng công trình;
b) Tham gia với Uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp có
thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng
công trình;
c) Tổ chức giám sát
thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm
thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư
vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi
cần thiết;
g) Xem xét và quyết
định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công
xây dựng công trình;
h) Tôn trọng quyền
tác giả thiết kế công trình;
i) Mua bảo hiểm công
trình;
k) Lưu trữ hồ sơ
công trình;
l) Bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công
trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và
các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
m) Chịu trách nhiệm
về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi
công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
n) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công
trình
1. Nhà thầu thi công
xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện
những yêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi
thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng và hiệu quả công trình;
c) Yêu cầu thanh
toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây
dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;
đ)
Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra;
e) Các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu thi công
xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện theo
đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Thi công xây dựng
theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ,
an toàn và vệ sinh môi trường;
c) Có nhật ký thi
công xây dựng công trình;
d) Kiểm định vật
liệu, sản phẩm xây dựng;
đ) Quản lý công nhân
xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến
các khu dân cư xung quanh;
e) Lập bản vẽ hoàn
công, tham gia nghiệm thu công trình;
g) Bảo hành công
trình;
h) Mua các loại bảo
hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
i) Bồi thường thiệt
hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công
không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác
gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
k) Chịu trách nhiệm
về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;
l) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi
công xây dựng công trình
1. Nhà thầu thiết kế
trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy
định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này;
b) Yêu cầu chủ đầu
tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo
đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu
cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Từ chối nghiệm
thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.
2. Nhà thầu thiết kế
trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy
định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cử người có đủ
năng lực để giám sát tác giả theo quy định; người được nhà thầu thiết kế cử
thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác
giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm
thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Xem xét xử lý
theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết
kế;
đ) Phát hiện và
thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với
thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng công trình và kiến nghị biện
pháp xử lý.
Điều 78. An toàn trong thi công xây dựng công trình
Trong quá trình thi
công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Thực hiện các
biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình
đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy
móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử
dụng;
2. Thực hiện biện
pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình hoặc công việc có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
3. Thực hiện các
biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mất
an toàn trong thi công xây dựng.
Điều 79. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công
trình
Trong quá trình thi
công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm:
1. Có biện pháp bảo
đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường
không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ
sinh môi trường;
2. Bồi thường thiệt
hại do những vi phạm về vệ sinh môi trường do mình gây ra trong quá trình thi
công xây dựng và vận chuyển vật liệu xây dựng;
3. Tuân theo các quy
định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 80. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
1.
Việc nghiệm thu công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân theo các quy
định về quản lý chất lượng xây dựng công trình;
b) Nghiệm thu từng
công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu
đưa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất của công trình phải
được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp
theo;
c) Chỉ được nghiệm
thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
d) Công trình chỉ
được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất
lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
2. Việc bàn giao
công trình xây dựng phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Bảo đảm các yêu
cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong
đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b)
Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
3. Nhà thầu thi công
xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện
trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ
việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình.
4. Chủ đầu tư xây
dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây
dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá
nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình
và bàn giao công trình xây dựng.
Điều 81. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng
1. Nhà thầu có trách
nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện. Chủ
đầu tư xây dựng công trình phải thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công
việc được nghiệm thu.
2. Chủ đầu tư xây
dựng công trình quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn không
quá mười hai tháng, kể từ ngày công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người có trách
nhiệm thanh toán, quyết toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc
của mình và phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc thanh toán, quyết
toán chậm hoặc sai so với quy định.
4. Chính phủ quy
định cụ thể việc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng.
Điều 82. Bảo hành công trình xây dựng
1.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình; nhà
thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình.
2. Nội dung bảo hành
công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết
hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây
ra.
3. Thời gian bảo
hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy
định cụ thể thời gian bảo hành công trình.
Điều 83. Bảo trì công trình xây dựng
1. Chủ sở hữu hoặc
người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình, máy móc,
trang thiết bị công trình.
2. Việc bảo trì công
trình, trang thiết bị công trình phải được thực hiện theo chỉ dẫn và quy định
của nhà thiết kế, nhà sản xuất.
3. Việc bảo trì công
trình được xác định theo loại và cấp công trình.
4. Chính phủ quy
định cụ thể về bảo trì công trình.
Điều 84. Sự cố công trình xây dựng
1. Trong quá trình
thi công xây dựng, vận hành hoặc khai thác, sử dụng công trình nếu sự cố công
trình xảy ra thì nhà thầu thi công xây dựng công trình, chủ sở hữu hoặc người
quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm:
a) Ngừng thi công,
vận hành hoặc khai thác, sử dụng công trình và thực hiện các biện pháp kịp thời
để bảo đảm an toàn cho người và tài sản;
b) Thực hiện các
biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy
ra đối với công trình và thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền, có liên quan;
c) Bảo vệ hiện
trường, trừ trường hợp phải khắc phục khẩn cấp để ngăn chặn thiệt hại.
2. Khi nhận được
thông báo về sự cố công trình, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Thực hiện ngay
các biện pháp khẩn cấp để khắc phục;
b) Cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều
kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công
trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình.
3. Người có lỗi gây
ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và các chi phí có liên
quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 85. Di dời công trình
1.
Việc di dời công trình từ vị trí này tới vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch
xây dựng được duyệt, bảo đảm giữ nguyên kiến trúc và chất lượng của công trình.
2. Trước khi di dời
công trình, chủ đầu tư xây dựng công trình phải xin giấy phép. Giấy phép di dời
công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
3. Nhà thầu thực
hiện việc di dời công trình phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao
động, an toàn đối với công trình di dời và các công trình lân cận, bảo đảm vệ
sinh môi trường.
Điều 86. Phá dỡ công trình xây dựng
1. Việc phá dỡ công
trình xây dựng được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Để giải phóng mặt
bằng xây dựng công trình mới; công trình xây dựng tạm được quy định tại khoản 2
Điều 94 của Luật này;
b)
Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
c) Công trình xây
dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
d) Công trình xây
dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với
công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy
định trong giấy phép;
đ) Những trường hợp
khác theo quy định của pháp luật.
2. Công tác phá dỡ
công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Việc phá dỡ công
trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc phá dỡ công
trình phải thực hiện theo giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và vệ
sinh môi trường.
3. Trách nhiệm của
các bên tham gia phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Người được giao
tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi
thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Người đang sở hữu
hoặc sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều
này phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường
hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế phá dỡ và chịu mọi chi phí cho công tác
phá dỡ;
c) Người có trách
nhiệm quyết định phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu
quả do không ra quyết định, quyết định không kịp thời, quyết định trái với quy
định của pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét